Nhiều người không biết, có loại quả nên giữ lại hạt, có loại phải bỏ đi khi ăn. Khi biết được sự thật dưới đây, chắc chắn sẽ khiến hầu hết mọi người phải "ngã ngửa".
Khi ăn dưa chuột, hầu hết đều ăn cả hạt vì nó nềm, lại rất dễ ăn. Nhưng thực tế, lõi vàhạt dưa chuột chứa thành phần lợi tiểu. Ăn ít không gây hại nhưng nếu ăn nhiều sẽ gây mất nước cho cơ thể.
Ngoài ra, khi ăn hạt dưa chuột, nếukhông được nhai kỹ cũng gây khó tiêu, đầy bụng.
Do đó, nếu lâu lâu ăn dưa leo thì bạn có thể ăn luôn hạt nhưng nhớ phải nhai kỹ. Còn nếu đây là món yêu thíchthì nên bỏ bớt phần hạt đi để tốt hơn cho cơ thểnhé.
Khi chế biến cà chua, hầu hết mọi người thường sử dụng toàn bộ quả cà chua từ vỏ đến lõi, hạt, chỉ trừ phần cuống. Nhưng theo các chuyên gia thì hạt cà chua không chứa nhiều dinh dưỡng mà còn gây hại cho dạ dày và ruột.
Bởi khi vào dạ dày thì hạt cà chua rất khó để tiêu hóa, đồng thời rất dễ bám vào thành dạ dày. Trong quá trình vận chuyển thức ăn, nếu chẳng may hạt cà chua lọt vào ruột thừa sẽ dễ dẫn tới viêm ruột thừa.
Do vậy,khi ăn cà chua hoặc dùng cà chua để chế biến món ăn thì bạn nên loại bỏ phần hạt đi sẽ an toàn hơn cho sức khỏe.
Ổi rất giàu vitamin C tốt cho sức khỏe của con người, nhưngnếu ăncả phần hạt mà không nhai kỹ, hạt ổi cứng rơi xuống vào dạ dày sẽ không tiêu hóa được nên dễ gây đau dạ dày.
Đặc biệt có trường hợp hạt ổi đi lạc và rơi nhầm vào ruột thừa gây viêm ruột thừa cấp phải đi mổ để gắp hạt ra.
Do đó khi ăn ổi bạn nên nhai thật kỹ hạt, nếu không nhai được thì tốt nhất nên bỏ hạt đi. Đặc biệt nếu bị bệnh dạ dày thì càng cần phải tách bỏ hạt ổi để tránh làm bệnh nặng thêm.
Hầu hết mọi người khi ăn đu đủ đều bỏ hạt vì hạt đu đủ hơi cay và có vị đắng. Tuy nhiên, ít ai ngờ rằng, hạt đu đủ lại có nhiều công dụng với sức khỏe.
Theo nghiên cứu, hạt đu đủ có chứa nhiều dược tính. Ngoài ra, nó còn có tác dụng nhưdiệt giun trong ruột và tham gia hỗ trợ điều trị một số bệnh như gai cột sống, xơ gan...
Tuy nhiên sử dụng hạt đu đủ làm thuốc như thế nào bạn cần phải có lời khuyên chính xác từ bác sĩ, không tự ý chữa bệnh bằng hạt đu đủ kẻo rước họa.
Chắc hẳn nhiều người đã từng ăn hạt mít nhưng cũng có số đông đều bỏ hạt mít khi ăn. Nếu biết hạt mít có những tác dụng dưới đây, hẳn chẳng còn ai vứt chúng nữa.
Hạt mít có tác dụng tiêu hóa rất tốt.Ngoài ra, hàm lượng protein trong hạt mít cùng với lượng vitamin dồi dào sẽ giúp bạn nuôi dưỡng làn da từ bên trong. Cấu trúc da săn chắc, mịn màng nhờ lượng dinh dưỡng được bổ sung.
Nhiều người ăn hạt lựu đều nhả hạt, tuy nhiên, điều này rất lãng phí.Các chất polyphenol và flavonoid trong hạt lựu có thể giúp da chống lại sự xâm hại của các gốc tự do, ngăn ngừa sự hình thành sớm của nếp nhăn và làm mờ dần các các đốm đồi mồi.
Dầu hạt quả lựu có khả năng ngăn ngừa hình thành tế bào ung thư da, nhờ khả năng làm lành các thương tổn da.
Ăn dưa hấu mà bỏ hạt là hoàn toàn sai lầm. Hạt dưa hấurất giàu kẽm, quy định hơn 100 loại enzyme khác nhau trong cơ thể, đồng thời tăng cường hệ miễn dịch.
Chúng chứa nhiều axit amin arginine, giúp điều hòa huyết áp và hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch vành.
Tuy nhiên, nếu quyết định ăn hạt dưa hấu, bạn nên nhai thật kỹ tránh làm ảnh hưởng đến dạ dày.
TheoTop 10 Home Remedies, hạt bơ chứa rất nhiều chất bổ, thậm chí còn nhiều hơn trong thịt quả. 70% lượng axit amin của loại quả này nằm trong hạt. Chúng cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa, chống viêm, giúp ngăn ngừa ung thư...
..., tốt cho sức khỏe tim mạch... Bạn có thể chế biến hạt bơ bằng cách ngâm rượu hoặc phơi khô, nướng chín và nghiền thành dạng bột để dùng trực tiếp hoặc trộn trong salad, sinh tố.