Những loại thảo dược có lợi cho người bị cao huyết áp
Top 9 loại thảo dược dân gian giúp bạn “đánh bay” nỗi lo về ung thư buồng trứng / Những cây thuốc, thảo dược quý hỗ trợ điều trị ung thư gan
Những loại thảo dược có trong tự nhiên và gần gũi hàng ngày giúp hạ đường huyết hiệu quả. Dưới đây là những loại thảo dược giúp hạ đường huyết bạn nên tham khảo.
Húng quế
Húng quế là loại rau thơm phổ biến trong bữa ăn của người Việt Nam. Húng quế thường được dùng kèm với nhiều món ăn để tăng hương vị và nó cũng có nhiều tác dụng điều trị các bệnh thông thường. Khoa học cũng đã chứng minh được rằng rau quế có tác dụng giảm cholesterol xấu và tryglycerid. Do đó, dùng rau húng quế trong bữa ăn hàng ngày rất tốt cho người bệnh tăng huyết áp, mỡ máu cao.
Bạc hà
Bạc hà có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe như hỗ trợ hệ tiêu hóa, tốt cho dạ dày, thanh lọc phổi, giảm stress, … Bên cạnh đó, lá bạc hà cũng có tác dụng tăng cường lưu thông máu và tăng cường sản xuất các tế bào máu khỏe mạnh, do đó kiểm soát được sự tăng huyết áp.
Cây lạc tiên
Cây lạc tiên chứa chất flavonoid và alkaloid có tác dụng điều hòa giấc ngủ, tăng chất lượng giấc ngủ, đồng thời chữa chứng lo âu, căng thẳng. Từ đó, các nhà khoa học cũng đã nghiên cứu và khẳng định cây lạc tiên có tác dụng tốt đối với người bệnh tăng huyết áp.
Lá kinh giới
Lá kinh giới là một loại lá thơm thuộc họ bạc hà thường được dùng như một loại gia vị trong các món ăn Ý. Lá kinh giới có tác dụng khử trùng, sát khuẩn, hỗ trợ tiêu hóa rất tốt. Bên cạnh đó, lá kinh giới chứa nhiều chất chống oxy hóa và chất béo omega - 3, do đó có tác dụng tăng huyết áp.
Oải hương (Lavender)
Nhắc đến oải hương người ta nghỉ ngay tới cánh đồng hoa tím biếc. Thế nhưng bên cạnh vẻ đẹp bề ngoài, oải hương còn có công dụng làm gia vị trong các món ăn và tốt cho sức khỏe. Oải hương giúp giảm stress, căng thẳng, từ đó gián tiếp làm giảm chứng tăng huyết áp và cũng có công dụng ngăn ngừa cao huyết áp.
Lá Brahmi (Rau sam đắng)
Rau sam đắng hay còn có tên gọi khác là rau đắng biển là loại thảo mộc có ác dụng tăng cường khả năng miễn dịch và làm giảm hạ huyết áp.
Tỏi
Tỏi làm giãn mở những mạch máu bị nghẹt hay bị co hẹp, nhờ đó máu lưu thông dễ dàng và áp lực giảm. Chỉ cần ăn tỏi sống hoặc giấm tỏi hằng ngày bạn có thể khống chế được chỉ số huyết áp của mình rồi.
Hoa hòe
Rutin – hoạt chất của hoa hòe có tác dụng giống như vitamin P nên có tác dụng làm bền vững và giảm tính thấm của mao mạch, giảm trương lực cơ trơn và chống co thắt, giảm tác dụng của adrenalin trong cơ thể. Trên thực tế, người ta thường dùng hoa hòe để dự phòng tai biến của bệnh xơ vữa động mạch và hỗ trợ điều trị tăng huyết áp.
Sơn tra (táo mèo)
Theo y học cổ truyền, táo mèo có vị chua ngọt, tính hơi ấm, quy kinh can, tỳ, vị, thuộc nhóm thuốc tiêu thực hoá tích, giúp tiêu hoá do tăng bài tiết axit mật và pepsin dịch vị. Từ lâu đời Táo Mèo đã được dân gian sử dụng như một vị thuốc quý để chữa các bệnh tăng huyết áp cao, viêm khớp, mất ngủ …
Nghiên cứu hiện đại cho thấy, táo mèo có tác dụng kháng khuẩn, cường tim, làm giãn động mạch vành, chống rối loạn nhịp tim, hạ áp, bảo vệ tế bào gan, tăng cường công năng miễn dịch, trấn tĩnh an thần, chống co thắt, ức chế quá trình ngưng tập tiểu cầu, điều chỉnh rối loạn lipit máu, xơ vữa động mạch, huyết áp cao, phòng ngừa đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, béo phì...
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giải mã giấc mơ thấy người đã khuất xuất hiện trở lại
Từ ngày 22/11 đến cuối năm: Ba con giáp đón sóng may mắn, tài lộc hanh thông, sự nghiệp thăng tiến
Bấm chuông giữa trưa, mẹ chồng bơ phờ tìm đến xin ở nhờ: Cú sốc gia đình khiến tôi nghẹn lời
Từ cuối tháng 11: Sao tài lộc rực sáng, 4 con giáp bứt phá và hưởng lộc lớn
Tử vi ngày 22/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn sự nghiệp thăng tiến, thu hoạch lợi nhuận khủng từ kinh doanh
Bí mật kinh hoàng sau tờ đăng ký xe máy của mẹ chồng: Cơn ác mộng của một cuộc hôn nhân tưởng như hoàn hảo