Đời sống

Những loại thực phẩm nếu sử dụng sai cách sẽ thành độc tính gây chết người

Rau củ quả là loại thực phẩm được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng vì nó rất tốt cho sức khỏe. Nhưng không phải loại nào cũng nên dùng nhiều, nếu sử dụng sai cách nó có thể biến thành độc dược, nguy hại nghiêm trọng đến cơ thể bạn.

Táo: là một trong những loại trái cây tốt, giúp cung cấp carbohydrate có lợi cho sức khỏe, chất xơ và các chất dinh dưỡng khác. Nhưng hạt của trái táo lại là nguyên nhân gây ra nhiều phiền toái đối với sức khỏe. Nếu nhai nát hạt táo bạn có thể tiếp xúc với chất độc cyanide (một loại đường độc) được gọi là amygdalin. Một hoặc hai hạt sẽ không có hại vì cơ thể có thể xử lý liều lượng nhỏ cyanide nhưng nếu nuốt nhiều hạt, hãy nên đi khám ngay.

Hạnh nhân: là một loài hạt rất tốt cho sức khỏe và được sử dụng phổ biến trên thế giới, thêm loại hạt này vào bữa ăn hàng ngày sẽ giúp bạn tăng cường hệ miễn dịch một cách hiệu quả. Hạnh nhân gồm hai loại: hạnh nhân ngọt và hạnh nhân đắng. Trong hạnh nhân đắng có chứa chất hóa học gọi là Amarogentin dưới tác dụng của men amylase trong nước bọt phân giải, phóng ra chất Prussic Acid. Nếu ăn quá nhiều hạnh nhân đắng sẽ làm cho tế bào của cơ thể bị nghẹt thở, dẫn đến tê liệt hô hấp, thậm chí tử vong. Nhưng đặc điểm của loại Prussic Acid này là qua nấu chín kĩ thì nó bốc hơi đi mất hết.

Quả anh đào hay còn gọi là cherry, loại quả này được sử dụng rộng rãi bởi chất dinh dưỡng chúng mang đến. Hạt anh đào có chứa hợp chất hydrogen cyanide độc tố cao. Cũng giống như hạt táo, nếu nghiền nát, nhai hoặc chỉ bị trầy sước cũng sản sinh ra chất axit prussic. Nhưng hạt anh đào có một lớp vỏ cứng khiến dạ dày khó mà nghiền nát. Trong trường hợp bị trúng độc của hạt anh đào, ta sẽ có cảm giác nóng lưỡi và họng, đau đầu, chóng mặt, đau bụng, buồn nôn, khó thở. Sau đó nhanh chóng hôn mê, co giật,…

Nấm: là một trong những thực phẩm ngon, phổ biến và nhiều chất dinh dưỡng. Nấm được sử dụng khá rộng rãi và chế biến thành nhiều món ngon. Nhưng không phải tất cả các loại nấm đều đem lại hương vị tuyệt vời mà chúng cũng có thể gây độc. Chính vì vậy người ta đã sử dụng thuật ngữ 'toadstool' để xác định nấm độc. Riêng ở Hoa Kỳ có khoảng 9000 ca nhập viện được xác minh do ngộ độc nấm. Có ít hơn 100 loại nấm độc và 12 loại nấm cực độc trên thế giới.

Dầu thầu dầu: được sử dụng rộng rãi trong món ăn và thuốc men. Nó còn có tác dụng hiệu quả trong việc làm đẹp như trị mụn đầu đen, dưỡng môi, điều trị nấm da… Hạt thầu dầu có độc tố cao. Độc chất là ricin gây ức chế tổng hợp protein của ruột, tổn thương niêm mạc. Ricin là một protein rất độc, chỉ cần nhai một hạt thầu dầu đã bị nôn mửa, trẻ em ăn 3 - 4 hạt có thể tử vong.

Cà chua: được xem như một loại hoa quả làm thực phẩm, được sử dụng phổ biến trong đời sống. Nó là họ hàng của họ “cây cà dược”. Loài họ cà chứa nhiều glucozit dạng ancaloit có thể gây ra ngộ độc đối với con người và động vật từ mức dị ứng nhẹ tới tử vong chỉ với một lượng nhỏ. Trên thân và lá cá chua tự sản sinh ra chất độc atropine, tomatine và alkloid tropane để bảo vệ và chống lại bệnh tật cho quả. Đó là lí do mà thân và lá không được sử dụng như trái của nó.

Khoai tây: là loại thực phẩm được sử dụng phổ biến nhưng không phải bộ phận nào của cây khoai tây cũng có lợi và tốt cho sức khỏe. Lá và thân của khoai tây đều chứa độc, khoai tây lên mầm cũng chứa chất độc hại đối với cơ thể con người. Trong khoai tây mọc mầm có chứa chất độc tên solanin, đây là chất độc có thể gây tử vong với liều lượng 0,3g/1kg trọng lượng con người.

Cây đại hoàng: được coi như một vị thuốc và sinh trưởng ở nhiều nơi trên thế giới. Cây thảo sống lâu năm, thân hình cao độ 1 mét, có cuống dài, phiến lá hình tim. Nó được biết đến và sử dụng như một vị thuốc, thân của cây cũng được nhiều người sử dụng để chế biến món tráng miệng. Tuy nhiên, nếu sử dụng lá đại bàng sống hoặc nấu chín cũng có thể gây tử vong. Khi trúng độc của lá đại hoàng, bạn sẽ thấy khó thở, bị nhiệt ở miệng và cổ họng. Nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ gây ra tử vong.

Quả cây cơm cháy: là một chi thực vật có hoa trong họ Adoxaceae, loài này sinh sống chủ yếu trong khu vực ôn đới tới cận nhiệt đới, phổ biến hơn tại Bắc bán cầu. Nó được biết đến như một loại thảo dược, hoa và quả chín đều có công dụng chữa bệnh. Nhưng lá, thân và quả chưa chín của cây không an toàn cho người sử dụng vì có thể gây ngộ độc xyanua.

Cá nóc: chất độc trong cá nóc là tetrodotoxin là một loại độc tố thần kinh cực độc. Nếu ăn phải cá nóc có chứa độc tố sẽ xuất hiện cảm giác ngứa miệng, môi và lưỡi, gây ra phản ứng khó chịu, sùi bọt mép, đau bụng, đồng tử co liệt, tím tái, khó thở… Tuy là loài sinh vật độc nhất trên thế giới nhưng cá nóc lại được sử dụng phổ biến ở nhiều nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc. Cá nóc Nhật Bản hay còn gọi là Fugu là món ăn mà giới nhà giàu sẵn sàng chi cả ngàn đô để được thưởng thức nó.

Huệ Phương (Theo The Mysterious World)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo