Những loại trà nên và không nên uống khi bị đau đầu
Dâu mới đã khiến bố chồng "giận tím mặt", suýt hất cả mâm cơm, nhưng sau đó lại xử lý cực khéo khiến ông thương cô hết mực / Bà hàng xóm qua chơi thấy nồi canh rau đã bĩu môi chê bai, bố chồng tôi đỡ lời khiến bà ấy cun cút quay về
Trà thảo dược hoặc hỗn hợp các loại trà thảo dược là những lựa chọn phổ biến nếu bạn đang tìm kiếm đau đầu nên uống trà gì để giảm nhẹ.Ngoài ra, uốngtrà cũng làmột cách tuyệt vời để tăng lượng nước uống vào và duy trì trạng tháihydrathóa lành mạnh.
- Trà gừngGừng là một trong những loại gia vị quen thuộc với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhờ chứa chất chống oxy hóa mạnh mẽ,như gingerol,giúp giảm viêm - tác nhân gây ra cơn đau đầu.Gừng cũng giúp mở rộng các mạch máu trong đầu, điều này cải thiện lưu thông máu và có thể giảm đau đầu. Liên quan tới chứng đau nửa đầu, một triệu chứng khác thường xuất hiện là buồn nôn và gừng cũng giúp giảm nhẹ cảm giác nôn nao này.
Theo Healthline, một nghiên cứu nhỏ năm 2014 trên NCBI cho thấy tiêu thụ bột gừng có liên quan tới việc giảm triệu chứng của cơn đau nửa đầu tương đương với việc dùng một liều thuốc trị đau nửa đầu làsumatriptan.
- Trà bạc hàTrà bạc hà là một loại trà thảo dược không chứacalovà caffeine được biết đến với công dụng giảm đau đầu do căng thẳng nhờ thành phần menthol khi được bôi lên trán hoặc thái dương. Mùi thơm từ trà bạc hà cũng đem lại tác dụng giảm đau và thư giãn cơ bắp tương tự.
- Trả vỏ cây liễuVỏ cây liễu chứasalicin, một hợp chất có tác dụng giảm đau tương tự như aspirin. Khisalicinđược đưa vào cơ thể, nó chuyển hóa thành acidsalicylic, giúp giảm đau và viêm. Do đó, trà vỏ cây liễu có thể giúp giảm đau đầu bằng cách giảm viêm và ức chế sản xuất các chất gây đau trong cơ thể.
Tuy nhiên cần lưu ý do vỏ cây liễu hoạt động giống với aspirin nên bạn không nên dùng trả vỏ cây liễu nếu dị ứng với aspirin. Trẻ em, phụ nữ đang cho con bú hoặc phụ nữ có thai và những người đang dùng thuốc chống đông máu cũng nên tránh dùng vỏ cây liễu để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
- Trà đinh hương
Trà đinh hương giúp giảm đau đầu nhờ vàoeugenol, một hợp chất tự nhiên có tác dụng giảm đau. Eugenol có thể hoạt động như một chất chống viêm, giúp giảm viêm nhiễm và đau đớn. Ngoài ra, đinh hương còn giúp thư giãn cơ trơn, có thể giúp giảm trạng thái căng thẳng của cơ, từ đó giúp giảm đau đầu.
Ngoài ra đinh hương cũng có đặc tính kháng virus và kháng khuẩn giúp bảo vệ bạn khỏi nguy cơ bệnh tật.
- Trà cỏ thơmTrà cỏ thơm từ lâu được sử dụng như thuốc hạ sốt trong điều trị cũng như ngăn ngừa chứng đau nửa đầu. Điều này được giải thích là nhờ cỏ thơmchứa parthenolide, một hợp chất có tác dụng chống viêm và có thể ngăn chặn việc giải phóng các hợp chất gây viêm trong cơ thể.Parthenolide cũng có thể ngăn chặn sự mở rộng của các mạch máu trong não (giãn mạch) và ức chế sự co thắt của các cơ trơn, một yếu tố khác có thể gây đau đầu.
Tuy nhiên trà cỏ thơm đôi khi có thể gây kích ứng miệng nên cần thận trọng. Và các nghiên cứu vẫn cần mở rộng trên người nhiều người nên trà cỏ thơm dường như chỉ có tác dụng nhẹ đối với chứng đau nửa đầu. Trà cỏ thơm cũng không được khuyên dùng khi đang mang thai vì có thể thúc đẩy cơn co thắt tử cung.
- Trà hoa cúcTrà hoa cúc là một loại trà thảo mộc có tác dụng xoa dịu rất tốt để uống khi bạn bị đau đầu.
Trà hoa cúc chứa các hợp chất có tác dụng an thần và chống viêm, nhưbisabololvàchamazulene. Bisabolol có khả năng giảm viêm và có tác dụng giãn cơ, giúp giảm căng thẳng và thư giãn các mạch máu, từ đó có thể giảm đau đầu. Chamazulene cũng giúp giảm viêm và có thể làm giảm đau. Ngoài ra, trà hoa cúc còn có tác dụng làm dịu hệ thần kinh, giảm stress, từ đó có thể làm giảm triệu chứng đau đầu, trong đó có đau đầu do căng thẳng.
2. Đau đầu không nên uống trà gì?Mối quan hệ giữa các loại trà và cơn đau đầu tương đối phức tạp. Nếu như một số loại trà có thể giúp giảm nhẹ cơn đau đầu thì một số loại khác lại trở thành nguyên nhân gây đau đầu. Điều này được cho là do một số thành phần trong trà như caffeine, tannin, histamine có thể làm bùng phát cơn đau đầu cùng các triệu chứng khác, đặc biệt nếu sử dụng quá mức.
Cụ thể:
- Trà có chứa caffeine như tràmatcha, trà đen, trà ô long, và trà bá tước vì caffeine có thể gây ra đau đầu ở một số người. Uống quá nhiều caffeine cũng có thể gây ra cảm giác lo lắng, bồn chồn; các vấn đề về giấc ngủ; chóng mặt; buồn nôn…
- Trà có chứa tannin, được tìm thấy trong các loại trà có vị chát, có thể gây ra đau đầu do ảnh hưởng tới việc giải phóng serotonin hoặc cản trở sự hấp thụ sắt.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Mở cửa nhà, tôi bàng hoàng khi thấy mẹ chồng cũ nằm co ro trên bậc thềm suốt đêm, lời cầu khẩn sau đó khiến tôi chết lặng
Bất ngờ tại phiên tòa ly hôn, vợ bật khóc xin quay lại khi phát hiện bí mật đau lòng của chồng cũ
Nỗi ám ảnh của người vợ trẻ: Mỗi ngày đều phải chứng kiến chồng thắp hương cơm canh cho vợ cũ
Chồng nằm viện vì tai nạn, vợ vô tình gặp lại người cũ và câu chuyện bất ngờ khiến ai cũng nghẹn ngào
Vợ cũ của chồng quay lại 'quấy phá' gia đình, nhưng một câu nói của em chồng đã xoay chuyển cục diện
Chồng cũ bất ngờ lật mặt, màn đối đầu chấn động tại công ty khiến cô dâu tương lai ê chề