Những lợi ích không ngờ của đường phèn đối với sức khỏe
Chỉ nha khoa phải dùng thế nào để không gây tổn hại cho răng? / Tránh ngay 9 sai lầm nghiêm trọng này khi chăm sóc da
Đường phèn có tên khoa học là Saccharose. Ngoài ra, đường phèn còn có tên gọi khác là băng đường. Đường phèn như một loại gia vị để giúp món ăn thêm ngọt và thanh mát. Ngoài ra, đường phèn cũng còn nhiều công dụng khác tốt cho sức khỏemà không phải ai cũng biết.
Đường phèn được dùng làm nguyên liệu nấu ăn
Ảnh minh họa.
Đường phèn là một loại gia vị được dùng khá phổ biến trong nấu ăn như: làm bánh, làm kẹo, nấu chè, làm nước ngọt,… Trong nấu ăn, đường phèn được ưa chuộng là do đường phèn có khả năng giải nhiệt rất tốt cho sức khỏe. Đường phèn không cần qua quá trình tinh chế nên tốt cho sức khỏe người sử dụng hơn so với đường kính.
Đường phèn giúp bổ thận sinh tinh
Một tác dụng tuyệt vời của đường phèn mà chắc chắn cánh đàn ông rất ưa thích đó chính là giúp bổ thận sinh tinh. Chỉ cần chưng đường phèn với rễ cây đậu bắp sẽ giúp cải thiện và nâng cao đời sống tình dục một cách rất hiệu quả. Các chị em phụ nữ hãy bổ sung món ăn này cho phái mạnh để họ luôn được khỏe mạnh.
Làm sạch miệng
Đường phèn kết hợp với cây thì là thường được sử dụng để làm sạch miệng. Hương vị ngọt ngào của nó không chỉ mang đến một cảm giác tươi mới mà còn ngăn cản vi khuẩn tích tụ trong miệng.
Giảm ho
Trẻ em dễ bị cảm lạnh và ho những khi chuyển mùa. Bên cạnh sirô và viên ngậm trị viêm họng thì đường phèn là một trong những biện pháp hiệu quả nhất để giảm ho nhanh chóng.
Đường phèn giúp ngăn ngừa các cơn ho và trị viêm họng cho bé Theo Đông y, đường phèn đem chưng với quất (tắc) hoặc chanh có thể trị ho và trị viêm họng cực hiệu quả (xem cách làm tắc chưng đường phèn). Nguyên nhân là do đường phèn chứa nhiều chất có khả năng cắt cơn ho, làm sạch miệng, làm dịu những cơn đau họng. Nếu không có thời gian chưng đường phèn, bạn có thể cho bé ngậm 1 viên đường phèn nhỏ. Đây cũng là cách hay để giúp bé giảm đau họng và bớt các cơn ho. Bạn hãy cố gắng tận dụng hết những tác dụng của đường phèn vào trong cuộc sống.
Là thức uống giải khát
Cách làm là pha một thìa bột đường phèn với một ly nước. Nó làm cơ thể dịu nhẹ hơn, giúp thư giãn và giảm căng thẳng do cung cấp năng lượng dưới dạng glucose, có tác dụng thư giãn các giác quan.
Tác hại của đường phèn bạn cần biết
Các tác dụng của đường phènlà điều không thể phủ nhận, nhưng lạm dụng đường phèn cũng có thể gây ra tác hại. Nếu sử dụng quá nhiều đường phèn trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, gan nhiễm mỡ, béo phì. Do đó, chỉ nên dùng đường phèn khi cần thiết.
Ngoài ra, những người tỳ vị hư hàn, tiêu chảy nên thận trọng khi dùng đường phèn.
Lưu ý:
Đường đỏ thích hợp dùng vào mùa hè và mùa đông, nhưng đường phèn lại dùng vào mùa xuân và mùa thu là thích hợp nhất. Mùa xuân, lúc thời tiết bắt đầu ấm lên là lúc mà mọi người dễ bị ho, bốc hỏa, ho khan.
Nếu là ho khan không có đờm thì có thể dùng đường phèn. Đôi khi trong chế độ ăn uống chăm sóc sức khỏe, chúng ta hay dùng đến đường trắng. Nhưng thực ra hiệu quả thanh nhiệt nhuận phổi của đường phèn tốt hơn nhiều. Người ta thường sử dụng đường phèn trong điều chế thuốc đông y.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Sốc với món quà cưới độc đáo từ hội người yêu cũ của chồng: Đám cưới tưởng chừng hạnh phúc bỗng hóa "biến cố" không tưởng!
Bí quyết để cây trầu bà mọc lá xanh mướt: Cho cây uống 2 loại “nước” rẻ tiền mà nhà nào cũng có sẵn
Chồng nhất quyết không đồng ý biếu Tết ông bà ngoại 5 triệu, tôi quăng luôn tập tiền, tuyên bố với chồng luôn 1 điều “xanh rờn”
Đằng sau việc nhà hàng phục vụ lạc rang trước bữa ăn: Lý do thật sự chắc chắn sẽ khiến bạn phải trầm trồ
Lời dạy Quỷ Cốc Tử rằng trước khi vận rủi ập đến, con người sẽ gặp 4 điềm báo này, cần nhạy bén để nhận ra và hóa giải nó
Tục ngữ có câu: “Bước vào tháng mười hai âm lịch, đừng hỏi ai năm điều này', điều cấm kỵ dân gian có chính đáng không?