Đời sống

Những lưu ý khi ăn khoai lang bạn phải biết

Bạn phải ghi nhớ những điều dưới đây khi ăn khoai lang để không hại sức khỏe.

4 lưu ý khi sử dụng dầu ăn bạn phải biết / Lông nách sạch bong mà không cần phải nhổ

Theo Đông y, khoai lang có nhiều tên như: cam thử, phiên chử.

Củ khoai lang tính bình, vị ngọt, có tác dụng bồi bổ cơ thể, ích khí, cường thận, kiện vị, tiêu viêm, thanh can, lợi mật, sáng mắt.

Khoai lang được dùng chữa vàng da, ung nhọt, viêm tuyến vú, phụ nữ kinh nguyệt không đều (dùng trước kỳ kinh), nam giới di tinh, trẻ em cam tích, lỵ.

khoai lang

Khoai lang.

Lá khoai lang là loại rau dân dã vừa ngon, vừa mát và bổ. Củ và rau khoai lang là vị thuốc phòng chữa bệnh đã được dùng từ lâu trong dân gian, có nơi gọi nó là “sâm nam”.

Rau lang tính bình, vị ngọt, không độc, bổ hư tổn, ích khí lực, kiện tỳ vị, bổ thận âm, dùng chữa tỳ hư, kém ăn, thận âm bất túc.

Lưu ý khi ăn khoai lang

Không ăn quá 300 gr

Thứ nhất, dù bạn có thèm khoai lang đến mức nào chăng nữa, cũng chỉ được tự cho phép mình ăn trong giới hạn “dưới ba lạng” khoai lang mà thôi. Bởi khoai lang dễ khiến đường tiêu hóa sản sinh một lượng lớn carbon dioxide (CO2), khi ăn quá nhiều sẽ bị đầy hơi và ợ hơi. Và tốt nhất đừng ăn quá nhiều khi đói và chỉ ăn mỗi khoai lang không, khi đó, dạ dày sẽ dễ dàng kích thích sự bài tiết axit dạ dày, có thể dẫn đến cảm giác khó chịu ở bụng.

 

Không nên ăn cùng các tinh bột khác

Tiếp đó, nếu bạn đã ăn một lượng khoai lang nhất định phải bỏ bớt lượng tinh bột còn lại. Bởi trong khoai lang chứa rất nhiều tinh bột, hàm lượng nóng cao, có thể thay thế bữa tinh bột chính, cũng có thể giúp bạn khỏe mạnh.

Người viêm loét dạ dày

Và đặc biệt chú ý, những người bị loét dạ dày, viêm dạ dày mãn tính, nhu động dạ dày không được ăn nhiều để tránh khiến bệnh tình nghiêm trọng hơn.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm