Đời sống

Những lưu ý khi ăn rau cần kẻo hối không kịp

Rau cần là loại rau thông dụng mang nhiều đặc tính chữa bệnh, nhưng vẫn có những đối tượng được khuyến cáo không nên ăn rau cần.

Mẹo hay giúp kéo dài thời gian bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh khi mất điện / Những mẹo vặt vô cũng hữu ích và bất ngờ từ baking soda

Rau cần được biết đến là loại rau cung cấp nhiều dưỡng chất như Vitamin P, C, Abumin, đường, Canxi, Phốt pho, Sắt, Carôtin, Axit hữu cơ. Theo y học cổ truyền, rau cần có vị ngọt, tính mát, có tác dụng bình can, thanh nhiệt, trừ phong lợi thấp, giảm áp suất máu… Rau cần đặc biệt có tác dụng trong giảm ho, chống viêm, long đờm. Tất cả các bộ phận của cây rau từ rễ, thân và lá đều có tác dụng chữa bệnh.

Rau cần rất tốt nhưng cũng phải cảnh giác khi dùng. Ảnh minh họa

Rau cần rất tốt nhưng cũng phải cảnh giác khi dùng. Ảnh minh họa

Loại rau này cung cấp nhiều chất xơ nên rau cần có tác dụng loại trừ các chất thải có độc trong hệ tiêu hóa. Ngoài ra, rau cần cũng rất tốt cho người thiếu máu, mất ngủ, bà bầu giai đoạn cuối thai kỳ. Hương thơm của rau cần còn kích thích và lưu thông các tuyến mồ hôi, giảm huyết áp.

Rau cần có nhiều công dụng nhưng nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo những người này không nên ăn nhiều rau cần:

Những phụ nữ trong thời kì kinh nguyệt không nên ăn rau cần. Bởi thời gian này cần giữ cho máu trong cơ thể ở trạng thái nóng ấm. Nếu ăn những thực phẩm lạnh, có tính hàn như rau cần, máu sẽ bị kích thích và thay đổi về nhiệt độ, làm máu lưu thông không tốt, gây nên hiện tượng đau bụng kinh.

Bên cạnh đó, với đặc tính thanh nhiệt, hạ huyết áp thì rau cần được khuyến cáo không sử dụng cho người bị bệnh huyết áp thấp. Rau cần có lợi có người huyết áp cao.

 

Những người mắc chứng ngứa hoặc bị vảy nến thì không nên nhiều ăn rau cần, bởi rau cần chứa arachidon là chất xúc tác cho phản ứng viêm tấy khiến bệnh lâu khỏi hơn.

Rau cần và các loại rau trồng dưới nước dễ bị nhiễm loài sán lá ruột. Từ người bệnh, trứng sán theo phân ra ngoài, phát triển trong nước ngọt ao hồ, đồng ruộng. Từ 3 - 7 tuần, ấu trùng lông phát triển hoàn chỉnh trong trứng và thoát ra. Người ăn phải các loại cây thủy sinh có chứa các nang trùng này chưa nấu chín kỹ sẽ nhiễm sán. Vì vậy, khi sử dụng rau cần hãy rửa rau thật sạch dưới vòi nước chảy, đồng thời nấu chín để đảm bảo vệ sinh.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm