Những lưu ý khi uống chè vằng để không gây hại cho sức khỏe
Cá kho muốn ngon đừng chỉ cho mắm, đường: Thêm thứ này đảm bảo thơm lừng, cá ngon chắc thịt, không bị tanh / Pate để tủ lạnh được bao lâu, bảo quản thế nào không lo rước bệnh?
Chè vằng từ lâu đã là đồ uống được nhiều người yêu thích. Chè vằng sẽ tốt cho sức khỏe nếu bạn uống đúng cách. Dưới đây là những lưu ý khi uống chè vằng để không gây hại cho sức khỏe.
Tổng quan về chè vằng
Chè vằng có hai loại: loại lá nhỏ gọi là vằng xẻ và loại lá to là vằng châu. Riêng vằng xẻ được dùng làm thuốc.
Cây mọc rải rác ở hầu hết các tỉnh thuộc vùng núi thấp, trung du và đồng bằng, thường lẫn với cây bụi ở ven đồi, bờ nương rẫy, quanh làng bản. Cây còn được trồng phân tán ở các gia đình để làm hàng rào và làm cảnh.
Bộ phận dùng làm thuốc của chè vằng là cành lá, thu hái quanh năm, dùng tươi hoặc phơi khô, sấy khô. Dược liệu có vị hơi đắng, chát, tính ấm, không độc, tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, khu phong, hoạt huyết, điều kinh, tiêu viêm.
Phụ nữ nông thôn sau khi đẻ thường lấy cành lá chè vằng phơi khô, nấu nước uống hằng ngày cho khỏe, chóng lại sức, chống thiếu máu, mệt mỏi, kém ăn. Có thể dùng dạng thuốc hãm hay thuốc sắc với liều lượng mỗi ngày là 20 - 30g.
Những lưu ý khi uống chè vằng
Nhiều nghiên cứu dinh dưỡng đều nhận thấy rằng chè vằng không chứa độc tính gây nguy hiểm tới sức khỏe. Phần lớn tỉ lệ mắc những tác hại của chè vằng sẽ tăng cao do sử dụng sai cách với liều lượng quá lớn.
Theo khuyến cáo, mỗi ngày chỉ nên sử dụng tối đa 30g lá chè vằng là tốt nhất, nhằm chủ động phòng tránh một số rủi ro sức khỏe dưới đây:
Hạ huyết áp quá mức
Chè vằng vốn được đánh giá là thực phẩm khá lành mạnh dành cho các đối tượng đang điều trị bệnh lý cao huyết áp. Tuy nhiên không vì vậy mà lạm dụng quá nhiều, bởi dùng chè vằng kết hợp cùng thuốc hạ huyết áp có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, làm huyết áp hạ thấp dưới mức an toàn, khiến bạn thường bị hoa mắt chóng mặt.
Gây quá tải cho thận
Trong Đông y, chè vằng thuộc nhóm dược liệu có tính mát, giúp thanh nhiệt và lợi tiểu. Thế nhưng uống nước chè vằng liên tục với lượng lớn thường không được khuyến khích, bởi khi đó tần suất đi tiểu trong ngày của bạn sẽ tăng lên (nhiều hơn 8 lần một ngày), vô tình gây quá tải cho thận và làm nhu mô thận sưng phồng.
Hao hụt dưỡng chất cần thiết
Tiếp nạp lượng lớn nước chè vằng trong thời gian ngắn có thể là yếu tố khiến cơ thể bạn thiếu hụt đi các dưỡng chất thiết yếu. Theo đó, lúc này hoạt động bài tiết nước tiểu diễn ra liên tục sẽ đào thải lượng lớn khoáng chất, gây mất cân bằng nồng độ chất điện giải và giảm thể tích dịch trong cơ thể.
Rối loạn nhu động ruột
Một trong những tác hại của chè vằng khi sử dụng sai cách mà bạn cần cẩn trọng đó là tiềm ẩn nguy cơ làm rối loạn nhu động ruột, ảnh hưởng tới hoạt động của hệ tiêu hóa, dễ gây táo bón.
Để sử dụng chè vằng mang lại hiệu quả tốt nhất mà hạn chế tối đa tác dụng phụ, các bạn nên lưu ý:
- Không nên uống nước chè vằng quá 50 mg/ ngày
- Chè vằng không nên uống quá đặc
- Không nên uống chè vằng khi bụng đang đói
- Nên bảo quản lá chè ở nơi khô thoáng, tránh dùng lá chè bị hỏng, ẩm mốc.
Trên đây là những lưu ý khi uống chè vằng. Hãy uống chè vằng đúng cách để tốt cho sức khỏe nhé.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bấm chuông giữa trưa, mẹ chồng bơ phờ tìm đến xin ở nhờ: Cú sốc gia đình khiến tôi nghẹn lời
Từ ngày 22/11 đến cuối năm: Ba con giáp đón sóng may mắn, tài lộc hanh thông, sự nghiệp thăng tiến
Giải mã giấc mơ thấy người đã khuất xuất hiện trở lại
Từ cuối tháng 11: Sao tài lộc rực sáng, 4 con giáp bứt phá và hưởng lộc lớn
Bí mật kinh hoàng sau tờ đăng ký xe máy của mẹ chồng: Cơn ác mộng của một cuộc hôn nhân tưởng như hoàn hảo
Tử vi ngày 22/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn sự nghiệp thăng tiến, thu hoạch lợi nhuận khủng từ kinh doanh