Những lưu ý sau phẫu thuật cắt amidan
3 loại rau có thể "béo" hơn thịt, lưu ý khi ăn kẻo cân nặng tăng nhanh / Lưu ý khi ăn cá, rất nhiều người vẫn tưởng tốt nhưng sai hoàn toàn
Giải thích khái niệm viêm amidan
Viêm Amidan rất dễ bị mắc lại nhiều lần và để lại nhiều lần. Nguồn ảnh: Internet
Viêm Amidan thuộc nhóm bệnh lý đường Tai - Mũi - Họng và hay gặp ở lứa tuổi trẻ em, người trưởng thành sẽ ít bị hơn. Viêm Amidan rất dễ bị mắc lại nhiều lần và để lại nhiều biến chứng như viêm nhiễm toàn bộ vùng họng, ngưng thở khi đang ngủ, viêm xoang, viêm khớp, viêm màng tim, viêm cầu thận,...
Amidan gồm các tổ chức bạch huyết (lympho), có nhiệm vụ chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn để bảo vệ cơ thể. Bên cạnh đó Amidan cũng là nhà máy sản xuất ra kháng thể có tên gọi là IgG đóng vai trò là một hàng rào vùng miệng - họng, rất quan trọng trong hệ miễn dịch. Kháng thể này thường phát huy tác dụng mạnh trong độ tuổi từ 4 - 10. Sau này khi chúng ta càng lớn, đến tuổi dậy thì sẽ thấy Amidan giảm dần mức độ miễn dịch, không còn hoạt động mạnh như trước nữa.
Amidan sẽ kích hoạt chế độ chống lại sự xâm lăng ồ ạt của vi khuẩn vào vùng mũi họng. Trong trường hợp Amidan phản ứng với sự xâm nhập này quá mức sẽ dẫn tới hiện tượng viêm sưng và tấy đỏ. Kết cục là các xác bạch cầu và xác vi khuẩn, cả mô hoại tử sẽ tập trung lại tại Amidan, từ đó tạo nên những cục mủ có mùi hôi. Càng bị viêm nhiều lần thì khả năng chiến đấu với vi khuẩn của Amidan càng yếu đi, khi đó những ổ viêm ở Amidan sẽ châm ngòi cho các đợt viêm họng ở người bệnh.
Khi nào cần đi cắt amidan?
PGS.TS Nguyễn Thị Hoài An (Nguyên Trưởng khoa Tai – Mũi – Họng trẻ em, Bệnh viện Tai – Mũi – Họng Trung ương) cho hay, cắt amidan thường không được chỉ định rộng rãi cho cả trẻ nhỏ và người lớn.
Những trường hợp bệnh nhân được bác sĩ chỉ định cắt amidan là những bệnh nhân thường xuyên bị viêm amidan, tái đi tái lại nhiều lần trong một năm hoặc gặp phải những bệnh lý nặng do viêm amidan gây ra.
“Bệnh nhân bị viêm amidan có thể được chỉ định cắt khi có những biến chứng vào tai gây viêm tai, viêm amidan gây ra viêm cơ tim, viêm cầu thận cấp, viêm khớp… Có những trường hợp ngủ ngáy có thể bị ngừng thở khi ngủ cần phải cắt amidan tránh nguy hiểm đến tính mạng”, PGS.TS Nguyễn Thị Hoài An nói
PGS.TS Nguyễn Thị Hoài An cho biết thêm: “Người có thể trạng khỏe mạnh, chỉ đôi khi bị viêm amidan không ảnh hưởng gì đến cuộc sống thì không cần phải đi cắt amidan. Có nghĩa chúng ta vẫn có thể sống chung với amidan suốt đời”.
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Hoài An cắt amidan là một thủ thuật đơn giản, không gây nguy hiểm tới tính mạng.
Tuy nhiên, vị bác sĩ này cũng phân tích khi làm thủ thuật y khoa khó có thể nói trước được điều gì. Đơn giản truyền dịch cũng gây tai biến, truyền huyết thanh cũng gây sốc huyết thanh, tiêm thuốc kháng sinh cũng có thể phản ứng thuốc tử vong.
Qua thực tế nhiều năm làm trong ngành y, bác sĩ Nguyễn Thị Hoài An khuyến cáo, trước khi làm bất kỳ phẫu thuật dù đơn giản hay phức tạp, bác sĩ cần khai thác tiền sử dị ứng của bệnh nhân. Bởi vì, mỗi bệnh nhân lại có những cơ địa dị ứng khác nhau.
Bác sĩ Nguyễn Hoài An chia sẻ: “Có rất nhiều trường hợp bệnh nhân có cơ địa dị ứng mạnh, ở thời điểm cắt amidan mà dùng thuốc gây tê như vậy không có vấn đề gì. Nhưng 15 năm sau, khi bệnh nhân đó phải phẫu thuật, bác sĩ dùng chính loại thuốc đó lại có thể tử vong. Cho nên, ở từng thời điểm, cơ thể đã có sự phản ứng khác nhau. Không một bác sĩ nào dám khẳng định chắc chắn 100% bệnh nhân không có sốc phản vệ khi tiêm thuốc gây mê”.
“Khi quyết định cắt amidan nên chọn những cơ sở uy tín, đáng tin cậy, phẫu thuật viên phải có tay nghề tốt. Kỹ thuật gây mê, trang thiết bị tốt. Và đặc biệt bệnh nhân cần cung cấp cho bác sĩ về cơ địa dị ứng của mình và chỉ cắt amidan khi có chỉ định của bác sĩ”, bác sĩ Nguyễn Thị Hoài An khuyên.
Lưu ý sau khi cắt amidan
PGS. TS Nguyễn Thị Hoài An tư vấn cho người bệnh. Nguồn ảnh: BVAV
Amidan mãn tính nếu để quá lâu có thể gây những biến chứng như viêm tai giữa, viêm xoang, thấp khớp, viêm cầu thận; amidan có kích cỡ quá to gây cản trở cho việc ăn uống, xảy ra tình trạng ngưng thở trong lúc ngủ, nhiễm khuẩn tái phát nhiều lần; viêm amidan gây tình trạng hôi miệng, nuốt vướng hoặc những nghi ngờ ác tính do ung thư.
PGS. TS Nguyễn Thị Hoài An - nguyên Trưởng khoa Tai mũi họng Trẻ em - Bệnh viện Tai mũi họng Trung ương, cho biết, với công nghệ hiện đại như cắt amidan bằng phương pháp plasma như hiện nay thì việc phẫu thuật và hồi phục chỉ mất vài ngày.
Theo PGS. TS Nguyễn Thị Hoài An, cắt amidan là một thủ thuật đơn giản, không gây nguy hiểm tới tính mạng. Hiện nay, việc phẫu thuật được thực hiện bằng những phương pháp mới với nhiều ưu điểm vượt trội.
Cắt Amidan bằng dao Plasma được sử dụng nhiệt độ rất thấp để hạn chế tối đa tác động nhiệt lên các cấu trúc sống của bệnh nhân. Dao mổ Plasma vừa tạo ra vết cắt đẹp vừa có thể kiểm soát được tình trạng chảy máu trong quá trình phẫu thuật.
Lưỡi dao được cách ly, nhiệt khuếch tán đều nên giúp giảm thiểu tối đa những xâm lấn, ít đau đớn, giảm lượng máu chảy, thời gian phẫu thuật ngắn, hiệu quả phẫu thuật cao.
Theo PGS. Hoài An, bệnh nhân có thể ra viện trong ngày khi thực hiện phương pháp cắt amidan bằng plasma, thời gian phục hồi nhanh chóng sau phẫu thuật.
Để nhanh hồi phục sức khoẻ sau khi cắt amidan, PGS. TS Nguyễn Thị Hoài An lưu ý những người bệnh cắt amidan cần có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, không nên nói chuyện ngay, vì nói chuyện sẽ khiến cho vết thương bị ảnh hưởng. Từ ngày thứ 2 trở đi bệnh nhân có thể bắt đầu tập nói dần.
Vệ sinh sạch sẽ miệng để tránh gây nên bệnh viêm họng sau khi cắt viêm amidan vì vi khuẩn có thể tấn công gây nhiễm trùng vùng họng bất kỳ lúc nào.
Ăn những thức ăn mềm như (khoai tây luộc, khoai lang, cà rốt luộc), cháo, soup, bún, phở, không ăn thức ăn quá cay, nóng, lạnh hay thức ăn nhiều dầu mỡ, nước chứa cồn, ga, chất gây nghiện như cà phê.
Nước lọc, sữa tươi, sữa chua, nước ép trái cây rất tốt cho người vừa phẫu thuật amidan.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Con lợn nặng cả tạ nhưng có 1 bộ phận chỉ nặng 2 lạng vô cùng quý, bổ như nhân sâm, không phải ai cũng biết để ăn
Các cụ khuyên nhủ: 'Con rể lên giường, nhà tan cửa nát', tại sao lại nói như vậy?
Sự khác biệt giữa những người thường xuyên đến thăm mộ và những người không đến là gì?
Lời răn dạy của người xưa: 'Khi đến tuổi 49, đừng ở lại bốn nơi này!', ý nghĩa thực sự đằng sau là gì?
Tử vi tuần mới (25/11 - 1/12): 3 con giáp đón nhận vận may bùng nổ, tài lộc rực rỡ từ Thần tài
Thót tim lúc nửa đêm: Mẹ chồng bất ngờ làm điều không tưởng khi tôi trèo thang bỏ trốn