Những mẹo hay giúp người cao huyết áp khỏi lo biến chứng thận
Nghe đã run tay: Nuôi đàn rắn hổ mang phì cho tiền tỷ mỗi năm / Nguyên nhân không ngờ khiến quý ông 'đạn lép' ngày càng nhiều
Vì sao cao huyết áp gây biến chứng thận?
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tăng huyết áp gây suy thận và ngược lại, suy thận cũng khiến huyết áp tăng cao. Cụ thể, nếu tình trạng tăng huyết áp kéo dài sẽ gây tổn thương và phá hủy các mạch máu trong cơ thể, làm giảm lượng máu cung cấp đến thận và các cơ quan khác.
Tăng huyết áp gây suy thận và ngược lại suy thận cũng khiến huyết áp tăng cao
Tác động của cao huyết áp đến thận còn biểu hiện ở việc phá hủy bộ lọc ở cầu thận, dẫn đến hậu quả là thận không thể loại bỏ những chất cặn bã độc hại cũng như nước dư thừa ra ngoài.
Bên cạnh đó, tăng huyết áp còn gây xơ vữa động mạch thận. Một bằng chứng rõ nhất của hiện tượng này là động mạch thận ở những người bị cao huyết áp lâu năm sẽ dần bị xơ vữa và hẹp lại. Nếu bệnh cao huyết áp không được điều trị kịp thời, lâu dần sẽ khiến suy thận và khi suy thận đã ở vào giai đoạn cuối thì giải pháp là chạy thận nhân tạo, thay thận gây tốn kém cho bệnh nhân và người nhà rất lớn.
Khi có biến chứng suy thận thì huyết áp rất khó kiểm soát ở chỉ số an toàn, mà huyết áp càng cao càng làm cho suy thận tiến triển nhanh. Vì vậy, biện pháp tốt nhất là nên phòng ngừa nguy cơ suy thận khi bị cao huyết áp.
Mẹo kiểm soát huyết áp, khỏi lo suy thận
Bên cạnh việc dùng thuốc và đi khám định kỳ theo đúng chỉ định của bác sĩ, những mẹo sau sẽ giúp bạn kiểm soát huyết áp hiệu quả, giảm nỗi lo suy thận:
Giảm lượng muối tiêu thụ mỗi ngày: Tiêu thụ nhiều muối sẽ làm tăng huyết áp. Bởi ăn nhiều muối, cơ thể của chúng ta sẽ tiếp nhận một lượng natri lớn, khiến hàm lượng natri trong máu tăng cao, làm gia tăng áp lực thẩm thấu và kéo nước vào trong lòng mạch máu. Điều này khiến thể tích máu tăng lên, làm tăng áp lực lên thành mạch và tăng gánh nặng cho tim. Điều này đồng nghĩa với việc gia tăng bệnh cao huyết áp. Do đó, để có thể kiểm soát tốt huyết áp và tốt cho thận, người cao huyết áp nên hạn chế tiêu thụ muối ăn hằng ngày.
Để kiểm soát huyết áp và tốt cho thận, người cao huyết áp nên hạn chế lượng tiêu thụ muối mỗi ngày
Hạn chế chất béo: Chất béo hấp thu quá nhiều, có thể làm mỡ máu tăng cao, mỡ máu nhiều lại có thể thúc đẩy xơ cứng động mạch, cho nên với những người cao huyết áp trong bữa ăn nên hạn chế hấp thu chất béo.
Rượu: Rượu không những là tác nhân gây giảm tác dụng của thuốc huyết áp, mà còn làm tăng khối lượng máu lưu thông. Do đó, có thể dẫn đến những cơn tăng huyết áp. Để có thể trấn áp được bệnh cao huyết áp và phòng tránh biến chứng thận thì việc người mắc bệnh cao huyết áp nói không với rượu là vô cùng cần thiết.
Hút thuốc lá: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chất nicotine trong thuốc lá kích thích hệ thần kinh tạo ra những chất làm co mạch máu và làm tăng huyết áp. Vì vậy thuốc lá cũng được liệt vào danh sách "sát thủ" đối với người cao huyết áp.
Dùng dược liệu để kiểm soát huyết áp: Các loại dược liệu như Địa long, Hòe hoa, Nattokinase trong TPBVSK Hạ Áp Ích Nhân , có tác dụng hỗ trợ hạ và ổn định huyết áp, phòng ngừa biến chứng nguy hiểm của cao huyết áp. Ngoài ra, TPBVSK Hạ Áp Ích Nhân còn có các vị thảo dược bổ can thận, nâng cao chức năng gan, thận, giúp phòng ngừa nguy cơ có biến chứng vào thận ở người cao huyết áp. Bên cạnh đó, còn hỗ trợ người bệnh giảm các triệu chứng khó chịu của cao huyết áp như mất ngủ, đau đầu, ù tai…
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tử vi ngày 26/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Ngọ thăng hoa sự nghiệp, tuổi Dậu cần kiên nhẫn vượt khó
Từ ngày 26/12: 3 con giáp rực rỡ vận may, Thần Tài đồng hành, phú quý đầy nhà
Cuối tháng 11 âm lịch: 3 con giáp nổi bật với vận may và thách thức
Cơm nguội đừng đổ đi, trộn với thứ này để đuổi gián, côn trùng chết sạch không còn một con
Bí quyết tự pha nước 'kích hoa thần thánh' tại nhà, chỉ cần tưới một chút giúp hoa nở bung nụ rực rỡ
Không cần dùng hóa chất nguy hiểm, đây là 5 mẹo giúp đuổi côn trùng khỏi ngôi nhà của bạn