Những món đặc sản cầu may ngày Tết của các nước châu Á
10 đặc sản Huế vang xa bốn phương / Đến miền Tây bạn sẽ bị những đặc sản này níu chân muốn ở chẳng muốn về
Trung Quốc
Người Trung Quốc cũng đón Tết theo âm lịch, dịp lễ Tết âm lịch tại Trung Quốc kéo dài trên 10 ngày cùng nhiều hoạt động lớn. Bữa tối đầu năm mới là bữa ăn quan trọng nhất trong cả năm với người Trung Quốc. Trong bữa tiệc trọng đại này, mọi thành viên trong gia đình đều phải có mặt. Đây là dịp để những người xa nhà tìm về đoàn tụ, các thế hệ tề tựu sum vầy. Những món đặc sản ăn Tết may mắn trên bàn tiệc đầu năm của Trung Quốc cũng có rất nhiều.
Bánh bao là một trong những món đặc sản ăn Tết được người Trung Quốc quan niệm sẽ đem lại cho họmay mắn.
Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là cá và bánh bao. Hai món ăn này mang ý nghĩa của sự thịnh vượng, no ấm. Trong đó, từ “cá” phát âm theo tiếng Trung Quốc gần giống với từ “dư” trong “dư thừa”.Bánh bao là một trong những món ăn được người Trung Quốc quan niệm sẽ đem lạimay mắn trong dịp đầu năm mới.
Bên cạnh đó, món mì trường thọ và bánh sủi cảo hình dáng giống quan tiền cũng được quan niệm là món ăn đem lại may mắn cho cả năm.
Hàn Quốc
Trong những ngày đầu năm mới, người Hàn Quốc sẽ nấu canh Tteokguk (gồm bột gạo, nước xương bò, thịt bò, hành hoa). Mọi thành viên trong gia đình sẽ quây quần bên nhau thưởng thức món canh này để cầu mong có sức khỏe dồi dào và may mắn trong năm mới. Người Hàn Quốc dịp Tết Âm lịchthường thưởng thức món canh Tteokguk cùng với kim chỉ cải thảo hoặc kim chỉ củ cải trắng vô cùng hấp dẫn.
Món canh Tteokguk thơm ngon là đặc sản ăn Tết đem lại may mắn cho người Hàn Quốc.
Mông Cổ
Tết của người Mông Cổ gọi là Tsagaan Sar, cũng kéo dài từ ngày mồng 1 Âm lịch cho đến hết ngày mồng ba Âm lịch giống như tại Việt Nam hay Trung Quốc. Món ăn thường ngày không thể thiếu của người Mông Cổ là các loại bánh bột và sữa ngựa.
“Bàn tiệc” mừng năm mới của người Mông Cổ.
Trong ngày Tết, chúng cũng hiện diện trong bữa ăn của họ nhưng được chăm chút hơn. Đó là những chiếc bánh bao nhân thịt cừu nóng hổi, uống cùng sữa ngựa lên men hoặc trà nóng. Đó đều là những món đặc sản ăn Tết tại nơi đây. Mọi người cũng sẽ quây quần đón giao thừa trong không khí ấm cúng, cầu một năm sung túc, an lành.
Singapore, Malaysia
Đặc sản ăn Tết truyền thống nổi tiếng của Singapore và Malaysia trong dịp Tết Nguyên Đán là Yu Sheng. Đó là một loại gỏi với cá hồi sống và nhiều loại rau củ thái sợi như đu đủ, khoai môn, bưởi, gừng chua,… Khi món ăn được dọn ra sẽ được bỏ thêm một số bao lì xì ở bên cạnh, người ăn sẽ xới tung tất cả lên sao cho càng cao càng tốt, nhưng không được làm rơi ra ngoài và hét lohei (vừa có nghĩa là trộn đều, vừa có nghĩa là thịnh vượng) rồi trộn xốt vào và thưởng thức.
Món Yu Sheng màu sắc rực rỡ - đặc sản ăn Tết tại Singapore và Malaysia.Bên cạnh đó, người dân Malaysia và Singapore thêm cá vào món Yu Sheng để cầu may mắn, thêm cà rốt để cầu cho phát đạt, thêm dưa leo cầu trẻ mãi không già, và thêm dầu lên trên các nguyên liệu với ngụ ý tăng may mắn, phát tài.
Lào
Tết ở đất nước Triệu Voi Lào còn được gọi là Songkran, được tổ chức từ ngày 14 – 16/4 hàng năm. Bữa cơm đầu tiên trong năm mới của người Lào không thể thiếu món đặc sản ăn Tết có cái tên khá lạ, món lạp. Theo tiếng Lào thì lạp có nghĩa là lộc. Món ăn này được làm từ thịt gà hoặc thịt bò tươi, ăn kèm cơm nếp.
Người dân Lào dùng món đặc sản ăn Tết này với ý nghĩa cầu tài lộc dồi dào trong năm mới.Người dân Lào dùng món ăn này với ý nghĩa cầu tài lộc dồi dào trong năm mới. Bên cạnh đó, họ còn biếu tặng món lạp cho những người thân thiết với ý nghĩa cầu tài, lộc đến cho người nhận.
Campuchia
Món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Chol Chnam Thmay của người Campuchia là món đặc sản ăn Tết cà ri. Trong ngày đầu năm mới, mỗi nhà đều có ít nhất một người đem thức ăn lên chùa để nhờ các nhà sư làm lễ cúng dâng lên tổ tiên, sau đó cả nhà quây quần bên nhau thưởng thức món cà ri thơm lừng. Những ai đi du lịch Campuchia dịp tết 2015, đừng nên bỏ lỡ cơ hội thưởng thức món ăn có vị cay nồng đặc trưng cực kì hấp dẫn này.
Món đặc sản ăn Tết không thể thiếu trong mâm cơm của người Campuchia chính là cà ri.
Ấn Độ
Người Ấn Độ không ăn những món ngọt dịp đầu năm mà thay bằng các loại trái cây đặc sản ăn Tết có vị đắng, họ quan niệm vị đắng mới đem lại may mắn đầu năm.Điều đặc biệt là gia vị đặc trưng của món ăn ngày Tết được nêm nếm gấp đôi ngày thường, vị cay sẽ thật cay còn bánh kẹo sẽ thật ngọt.
Tại Ấn Độ, gia vị đặc trưng của món ăn ngày Tết được nêm nếm gấp đôi ngày thường.
Người Ấn tin rằng, các món ăn này sẽ đuổi được ma quỷ thường quấy quả họ trong công việc làm ăn. Họ cũng thường uống trà pha sữa trâu bò để mong năm mới ngọt ngào, suôn sẻ.
Việt Nam
Người Việt có rất nhiều món ăn hấp dẫn trong mâm cỗ ngày đầu năm. Tuy nhiên, có một món ăn không thể thiếu đó là bánh chưng. Đối với người Việt, những chiếc bánh chưng vuông vắn thể hiện sự quy tụ của trời, đất và thể hiện lòng biết ơn với tổ tiên. Từ những ý nghĩa sâu xa đó, bánh chưng đã trở thành món ăn truyền thống của người Việt từ hàng nghìn năm trước.
Một gia đình Việt đang quây quần bên nồi bánh chưng ngày Tết.
Trên bàn thờ gia tiên của mỗi gia đình người Việt đều không thể thiếu những chiếc bánh chưng. Ở miền Trung và miền Nam Việt Nam, bên cạnh bánh chưng, người dân còn gói bánh tét. Loại bánh này có nguyên liệu tương tự bánh chưng nhưng được gói hình trụ. Vào những ngày cận tết, người Việt thường quây quần bên nồi bánh chưng, vừa nấu bánh vừa hàn huyên tâm sự, ôn lại những kỉ niệm trong năm cũ và nói lên những mong muốn trong năm mới.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Thót tim lúc nửa đêm: Mẹ chồng bất ngờ làm điều không tưởng khi tôi trèo thang bỏ trốn
Ngày nào chồng cũng chì chiết vợ là không biết đẻ vì sinh toàn vịt giời, vợ hét lên: ‘Anh giỏi thì đi mà đẻ'
Người phụ nữ lấy chồng kém 37 tuổi tuyên bố: ‘Anh ấy hạnh phúc và sẽ không bao giờ phản bội tôi’
Kịch tính lễ đính hôn: Vì chiếc váy cưới trong mơ, bố mẹ chồng tương lai bỏ về giữa chừng
Các cụ khuyên nhủ: 'Con rể lên giường, nhà tan cửa nát', tại sao lại nói như vậy?
Một loại thực phẩm ‘rẻ hều’ không ai ăn ở Việt Nam nhưng lại là ‘vàng xanh’ của người Nhật