Những món đặc sản Thanh Hóa đừng nên bỏ lỡ
Cách làm mì trộn kim chi 'ngon xoắn lưỡi' chỉ trong 15 phút / 7 cách khử mùi hôi chân không cần dùng hóa chất, nhất là điều thứ 3
1. Nem chua
Nem chua là món ăn phổ biến ở Việt Nam, nhưng có lẽ vùng đất làm nên thứ nem chua giòn ngon, hấp dẫn hơn cả là xứ Thanh. Nem chua Thanh Hóa ngày nay đã có mặt ở khắp nơi, vậy mà ai về qua mảnh đất đầu miền Trung vẫn thường không quên mua nem chua về làm quà biếu tặng người thân.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
'Tôi cứ tưởng người thành phố sống thoáng lắm, ai dè còn thua xa người nhà quê'
Ngày giờ tốt nhất để cúng Tất niên đón năm mới Ất Tỵ 2025 để rước tài lộc, cầu bình an cho gia chủ
Cánh cửa vận may mở ra, vận may tốt lành sẽ đến vào tuần sau, bạn sẽ bắt đầu giàu có, thu thập phước lành và có nhiều niềm vui hơn
Mua mứt tết, bánh kẹo tết thủ công ngày Tết; Nên hay không?
Hậu quả nặng nề do nam sinh cấp 2 chế pháo nổ tại nhà gây ra
Bí mật chấn động phía sau Phạm Thị Huyền Trang, kẻ lên kịch bản vụ lừa đảo 1.000 tỷ đồng vừa bị bắt
Nem chua Thanh Hóa ngon ở sự kết hợp hài hòa của tất cả các nguyên liệu. Nem được gói chắc tay, lên men vừa tầm chín tạo vị thanh chua rôm rốp; hương thơm hấp dẫn từ tỏi, lá ổi, lá đinh lăng kết hợp hài hòa với màu hồng tươi bắt mắt của thịt ngon. Chiếc nem chua chỉ nhỉnh hơn ngón tay, xếp gọn ghẽ mà trăm cái đều tăm tắp, hương vị mê say lòng người.
2. Gỏi cá Sầm Sơn
Ai tới Sầm Sơn mà chưa thưởng thức qua đặc sản gỏi cá thật quả đáng tiếc. Cá dùng để làm gỏi thường là loại cá ít xương, nặng chừng 3-5 ký. Cá được rửa sạch, dùng dao sắc lọc riêng phần thịt. Thịt cá được ướp với nước cốt chanh trộn với thính gạo rang thơm tho rồi bày ra đĩa.
Nước chấm mới là thứ đặc sắc hơn cả của món gỏi cá biển Sầm Sơn. Nước chấm được làm từ da và gan cá, thịt ba chỉ, trứng vịt, tỏi khô, mẻ, mắm muối, đường.. tạo nên loại nước sốt sánh đặc, vàng ươm mà đậm đà khó cưỡng.
Gỏi cá ăn với rau húng, ngò, răm, đinh lăng, lá mơ tam thể, thêm môt vài lát khế chua, chuối xanh thái mỏng. Miếng cá ngọt thơm quyện với vị cay béo của nước chấm, chua mát của rau ăn kèm tạo cảm giác đặc biệt khó nói hết thành lời.
3. Bánh răng bừa
Người Thanh Hóa đặt tên cho chiếc bánh tẻ quê hương mình bằng cái tên rất đỗi kì lạ mà thân thuộc: bánh răng bừa. Bánh có tên như vậy bởi hình dáng thuôn dài,phần giữa hơi nhọn khiến nhiều người liên tưởng tới chiếc răng bừa nhà nông. Bánh có vị thơm thoang thoảng của bột tẻ và lá dong, lại đậm đà nhân thịt, mọc nhĩ; hương vị dân dã mà hết mực gần gũi.
Bánh răng bừa xứ Thanh ngon đặc trưng bởi lớp vỏ bánh dẻo giòn, từng thớ bánh trong mịn, nhân bánh không nhiều như bánh giò nhưng săn hơn và đậm đà hơn. Chấm bánh với nước mắm chanh ớt, ăn mãi cũng chẳng thấy ngán.
4. Canh lá đắng
Canh đắng là đặc sản của đồng bào dân tộc Mường ở Ngọc Lặc, Thanh Hóa. Gọi tên là canh đắng bởi canh nấu từ lá đắng hay còn gọi là lá mật vịt. Lá đắng vốn là loại cây rừng, sau người dân biết là giống rau ngon nên mang về trồng tại vườn nhà. Chỉ những chiếc lá bánh tẻ mới đủ tiêu chuẩn nấu bát canh ngon.
5. Bánh đa Minh Châu
Không biết từ bao giờ, món bánh bình dị này đã trở thành đặc sản của đất Thanh Hóa. Với hương vị đặc trưng, được làm từ những con người cần cù, hiền hậu, chiếc bánh ẩn chứa nét văn hóa dân dã, khiến ai đã một lần thưởng thức đều không thể quên hương vị độc đáo ấy.
Nằm ở bên bờ sông Chu, làng Minh Châu ở xã Thiệu Châu, Thiệu Hóa (Thanh Hóa) từ lâu đã nổi tiếng với nghề làm bánh đa với lịch sử hàng trăm năm. Bánh đa làng Minh Châu dày và nhiều vừng, chỉ được làm từ bột gạo nguyên chất chứ không pha độn.
Bánh đa làng Minh Châu ăn kèm với hến xào bắt ở sông Chu lên là món đặc sản truyền thống của làng. Chẳng phải cần dùng thìa hay đũa, bánh đa cứ bẻ thành từng miếng mà xúc, mà ăn. Vị ngọt lịm của thịt hến, vị thơm và béo ngậy của vừng, vị cay của ớt, vị chua của chanh và vị nồng của xả quyện lẫn vào nhau nơi đầu lưỡi.
6. Cá rô Đầm Sét
Cá rô Đầm Sét (xã Xuân Thiên, Thọ Xuân, Thanh Hóa) là sản vật dân dã của xứ Thanh, ăn một lần khó có thể quên. Cá rô nơi đây chỉ to cỡ hai đầu ngón tay khép khít, màu phớt vàng như màu nghệ, tròn trịa, vẩy xanh bóng nhẫy. Cá rô rán hay nấu canh hương vị đều rất ngon, đặc biệt là cá rô rán vàng.
Khi thưởng thức, chỉ cần chấm cá với nước mắm ngon hay tương Bần thêm vài giọt chanh, ít gừng, vài lát ớt thái nhỏ là đã cảm nhận được hết vị đậm, béo ngậy, giòn thơm của thứ đặc sản tiến vua nức tiếng một thời.
7. Bánh gai Tứ Trụ
Bánh gai Tứ Trụ hay bánh gai làng Mía là loại bánh đặc sản của làng Mía, xã Tứ Trụ nay thuộc xã Thọ Diên, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
Bánh gai thành phẩm phải mịn và thơm ngon, có vị dẻo thơm của lá gai và gạo nếp, hương thơm của dầu chuối, vị ngọt của mật mía, mùi thơm thanh dịu của đậu, vị béo ngậy của thịt, mùi thơm thoảng của vừng và hương vị tự nhiên của lá chuối khô. Cùng với cá rô Đầm Sét, bánh gai Tứ Trụ là đặc sản đáng tự hào của vùng đất Thọ Xuân.
8. Phi Cầu Sài Tiến Vua
Phi có ở nhiều nơi, nhưng chỉ có Phi cầu Sài – sản vật quý của khúc sông Trà, ranh giới giữa hai huyện Hậu Lộc và Hoằng Hóa xứ Thanh mới được xem là “sơn hào hải vị’’ để dâng vua, vì thế nó còn có tên Phi tiến vua...
Phi có thân hình tựa con Trai nước ngọt nhưng vỏ mỏng hơn, ruột trắng nõn có những tua dài trông thật vui mắt. Để có bữa ẩm thực Phi cầu Sài phải tốn công ra trò. Muốn bắt Phi người ta phải xăm dò rồi mới lặn xuống đáy sông bắt Phi lên, người lành nghề bắt Phi là người không làm vỡ lớp vỏ bọc ngoài của nó, có vậy khi nấu mới tươi ngon và đẹp mắt.
Phi có thân hình tựa con Trai nước ngọt nhưng vỏ mỏng hơn, ruột trắng nõn có những tua dài trông thật vui mắt. Để có bữa ẩm thực Phi cầu Sài phải tốn công ra trò. Muốn bắt Phi người ta phải xăm dò rồi mới lặn xuống đáy sông bắt Phi lên, người lành nghề bắt Phi là người không làm vỡ lớp vỏ bọc ngoài của nó, có vậy khi nấu mới tươi ngon và đẹp mắt.
9. Dừa Hoằng Hóa
Chạm đến đất Hoằng Hóa, cửa ngõ phía Bắc Thành phố Thanh Hóa, nhiều du khách đã thích thú ngắm nhìn những buồng dừa xanh tríu trít quả. Như dừa của nhiều địa danh khác, dừa nơi đây cũng hào phóng, tình nghĩa với con người… và hơn thế, trái dừa Hoằng Hóa quê Thanh mang hương vị ngọt lành khó quên, được chắt lọc từ mạch nguồn sông Mã và lòng đất lắng đọng phù sa.
10. Mía Kim Tân
Xưa kia là của ngon vật lạ để tiến vua, vì thế mà giống mía Kim Tân được người nơi đây truyền qua nhiều thế hệ. Chất đất đỏ màu mỡ trên đồi giúp cây mía sinh trưởng tốt và tích tụ mật ngọt thơm. Thân mía không cao như mía dưới xuôi, ước chừng đến đầu người; mình tròn lẳn như cổ tay người con gái ở tuổi đương xuân; dóng mía thưa mắt, mía ăn thật giòn, mềm và ngọt; mặt ngoài dóng mía có màu tím biếc nhìn đã thấy ưa.
Mía Kim Tân bổ dưỡng và rất lành nên còn gọi là mía thuốc. Một ly nước mía ướp lạnh có thể làm du khách dịu ngay cơn khát trưa hè; vào mùa đông bên bếp than hồng được ngồi nhâm nhi túi mía Kim Tân hấp nóng ngào ngạt hương bưởi thì thật thú vị.