Những người không nên ăn củ sắn
Sữa chua bảo quản bao lâu, để nhiệt độ nào tránh được tạp khuẩn xâm nhập? / Pate để tủ lạnh được bao lâu, bảo quản thế nào không lo rước bệnh?
Củ sắn sẵn hàm lượng tinh bột khá cao và giá trị dinh dưỡng giống như khoai lang, khoai tây và khoai môn… Nó chứa nhiều cacbonhydrate cung cấp rất nhiều năng lượng cho cơ thể.
Ngoài ra trong sắn còn có kali và chất xơ. Vì thế đây là món ăn khá quen thuộc ở rất nhiều vùng quê và vùng miền núi. Tuy nhiên có những người không nên ăn củ sắn.
Những người không nên ăn củ sắn
Cũng theo Báo Khoa học đời sống, tuy có khá nhiều công dụng, nhưng sắn củ chủ yếu được dùng làm thức ăn chăn nuôi, do nó có chứa độc tố. Nếu như không biết chế biến hoặc ăn không đúng cách rất có thể dễ bị ngộ độc. Chất độc trong sắn là HCN.
Chất này có nhiều trong sắn cao sản. Loại sắn này thường dùng để sản xuất bột ngọt hoặc là làm thức ăn cho gia súc, chứa nhiều độc tố, vị đắng, người ăn dễ bị ngộ độc.
Bà bầu không nên ăn củ sắn
HCN trong sắn giống như trong măng tươi, có thể gây ra tình trạng rối loạn tiêu hoá hay thậm chí là bị ngộ độc. Do đó bà bầu nên hạn chế ăn sắn luộc, sắn hấp như một bữa phụ trong ngày.
Tuyệt đối không cho trẻ nhỏ ăn
Ngộ độc sắn cấp là một trong những nguyên nhân gây ra tử vong ở trẻ nhỏ. Tai nạn này sẽ chiếm 10% trong số ngộ độc thức ăn, với tỷ lệ tử vong là 16,7%; cao nhất trong loại hình ngộ độc thức ăn.
Do sắn có chứa độc tố nên tuyệt đối không được cho trẻ dưới 3 tuổi ăn sắn. Lý do là vì hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt, chưa thực hiện tốt việc tiêu hóa và loại thải độc tố.
Cho trẻ ăn nhiều, các chất độc tố có thể sẽ tích tụ lại trong cơ thể trẻ lâu ngày và gây ra bệnh. Đặc biệt càng không nên cho trẻ ăn sắn vào lúc đói vì có thể dẫn đến ngộ độc.
Cách ăn sắn an toàn
Để tránh ngộ độc, ta có thể loại bỏ độc tố từ củ sắn bằng cách:
- Bóc vỏ trước khi nấu, ngâm sắn trong nước một thời gian (1/2 đến 1 ngày) rồi mới nấu sắn tươi. Khi nấu mở nắp đậy để HCN bay hơi
- Khi luộc sắn nên thay nước 2-3 lần để giảm bớt độc tố.
- Sắn cắt lát và phơi khô cũng làm giảm chất độc trong sắn.
- Những loại củ sắn ngọt, phải chế biến ngay sau khi dỡ sắn, nếu không thì phải vùi củ xuống.
- Ăn sắn nên chấm với đường hay mật để giảm nguy cơ ngộ độc.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chăm sóc mẹ già suốt 10 năm nhưng không được chia mảnh đất nào, đến lúc đọc kỹ lại di chúc tôi mới òa khóc
Tử vi ngày 22/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Mão công việc thăng hoa, tuổi Tỵ cẩn thận sai lầm
Con gái dắt 3 chú chó Ngao Tạng đi bộ mãi không về, bố đi tìm thấy cảnh tượng dở khóc dở cười
Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người
Bị thách cưới căn chung cư, mẹ chồng tương lai "gật đầu nhẹ", nhưng ngày mang sổ đỏ tới, bất ngờ cú chốt gây sốc!
6 con giáp tỏa sáng năm 2025: Lộc lá đầy nhà, thành công rực rỡ