Những người không nên ăn mì tôm dù thèm đến mấy
Trong bữa tiệc, có 3 kiểu người không bao giờ chủ động nâng ly! Nghe thì có vẻ bất lịch sự nhưng thực ra họ rất thông minh / 500 triệu và cuộc gọi lúc nửa đêm khiến vợ rớt nước mắt đứng ngồi không yên
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thành phần chủ yếu của mì tôm là carbohydrate, trong khi đó cơ thể con người muốn khỏe mạnh cần có 6 chất là protein, mỡ, carbohydrate, khoáng chất, vitamin và nước. Nếu thiếu hụt một trong sáu dưỡng chất trên cơ thể dễ mệt mỏi, tình trạng kéo dài sẽ dễ sinh trọng bệnh.
Những người dưới đây cần dừng việc tiêu thụ mì tôm để không ảnh hưởng sức khỏe.
Người bệnh béo phì, tim mạchMì ăn liền được chiên bằng dầu, dầu chiên mì là dầu shortering không tốt cho sức khỏe, lượng chất béo bão hòa (khó tan) trong mì khá nhiều. Nó làm tăng nguy cơ béo phì và bệnh tim mạch nếu đi vào mạch máu, làm xơ vữa động mạch.
Ảnh minh hoạ.
Mì cũng là thực phẩm mất cân bằng về dinh dưỡng, thành phần chủ yếu là tinh bột, sẽ chuyển hóa thành chất béo và năng lượng dư thừa trong cơ thể hoàn toàn không có lợi cho người béo phì, tim mạch.
Người mắc bệnh dạ dàyLượng gia vị mạnh trong mì khiến người thường xuyên ăn mì vị giác giảm sút. Nếu mắc thêm bệnh dạ dày thì mì lại càng có hại, chúng tạo áp lực cho dạ dày trong việc tiêu hóa.
Mì là thực phẩm rất khó tiêu. Khoảng 2 giờ sau khi ăn, mì vẫn còn ở tình trạng nguyên sợi trong dạ dày. Chúng không chỉ cản trở việc chuyển hóa và hấp thụ dinh dưỡng, mà còn giữ những chất độc hại có trong mì tồn tại lâu trong hệ tiêu hóa làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
Người mắc bệnh thậnNgười bệnh thận cần hạn chế ăn mặn, nhưng mì lại chứa quá nhiều muối, không chỉ muối ở gói gia vị mà cả muối được tẩm ướp trong cuộn mì (tổng của chúng bằng 1/3 lượng muối cần thiết cho cơ thể trong 1 ngày). Với lượng muối cao như vậy, chắc chắn sẽ không tốt cho cơ thể người bệnh thận.
Trẻ nhỏ
Mì kích thích vị giác của trẻ nhỏ khiến chúng rất thích và có khi nghiện ăn mì. Tuy nhiên, bạn không nên cho trẻ nhỏ ăn một số loại mì không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cao của trẻ, chỉ bổ sung các năng lượng rỗng.
Mặt khác, mì là thực phẩm khó tiêu hóa, quá trình tiêu hóa mì quá dài trong dạ dày khiến cho cơ thể bé đầy hơi, chán ăn, ăn ít, giảm hấp thụ dinh dưỡng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tử vi tuổi Hợi tháng 11/2024: Khai phá tiềm năng và đối mặt thách thức
Người xưa căn dặn: 'Người quá tốt bụng thì phước ít hơn', một khi bạn hiểu được những quy luật trời ban này, phúc lành sẽ tự đến trước cửa nhà bạn
Người xưa có câu: 'Nam không nên lấy Tứ Bạch, nữ không nên lấy Tam Hoa', câu này có ý nghĩa gì? Hiện tại còn áp dụng được không?
Người xưa có câu: 'Đám cưới không tặng ô, đám tang không đưa tiền phúng sau', là vì sao?
Giải mã giấc mơ thấy người đã khuất xuất hiện trở lại
Tử vi ngày 22/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn sự nghiệp thăng tiến, thu hoạch lợi nhuận khủng từ kinh doanh