Những người không nên ăn nhiều xôi nếp
"Đánh bay" mỡ bụng do béo phì bằng những loại thực phẩm "tuy nhỏ mà có võ" này / 12 thực phẩm tốt hàng đầu cho trẻ nhỏ, mẹ nên cho bé ăn thường xuyên
Gạo nếp là loại thực phẩm quen thuộc với hầu hết mọi người. Các món ăn chế biến từ gạo nếp như xôi, bánh chưng, bánh nếp, các loại chè… cũng là món “khoái khẩu” của nhiều người. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, dù gạo nếp chứa nhiều thành phần dinh dưỡng nhưng cũng không nên lạm dụng ăn quá nhiều để tránh gây hại, nhất là đối với những người bị bệnh đau dạ dày hoặc người đang có vết thương hở.
Các bài thuốc chữa bệnh từ gạo nếp
Gạo nếp hấp rượu vang: Gạo nếp 250g, rượu vang 500ml, trứng gà hai quả. Tất cả cho vào bát to, đem hấp cách thuỷ cho chín, chia ăn vài lần. Dùng để bồi bổ cho người suy nhược cơ thể sau khi bị bệnh nặng.
Gạo nếp mật ong: Gạo nếp 30g tán ra bột mịn, nấu thành dạng hồ loãng, chế thêm 30g mật ong, chia ăn vài lần trong ngày để dùng cho người miệng khát muốn uống nhiều nước, ăn kém, hay nôn và buồn nôn. Phương thuốc này còn có tác dụng lợi mật, giảm đau, dùng cho các trường hợp có cơn đau quặn gan do giun chui lên đường mật.
Cháo gạo nếp hạt sen: Người bệnh mới khỏi, cơ thể suy nhược, lấy gạo nếp, hạt sen lượng vừa đủ, đem nấu thành cháo. Mỗi ngày ăn sáng và tối.
Cháo gạo nếp đậu đen: Gạo nếp 100g, đậu đen 30g, hồng táo 30g, đun thành cháo. Mỗi ngày ăn từ 1 – 2 lần, trị thiếu máu do thiếu sắt.
Tuy gạo nếp rất tốt cho sức khỏe nhưng một số người dưới đây được khuyến cáo là không nên ăn gạo nếp:
Người bị tăng cân
Trong 100 g gạo nếp có 344 kcal. Do đặc tính dẻo, dính nên ăn đồ nếp nói chung, năng lượng nạp vào cao hơn khi ăn cùng số lượng tương đương với cơm tẻ. Chính vì vậy, ăn nhiều cơm nếp khiến nhiều người bị tăng cân nhanh chóng.
Để tránh tăng cân, ăn uống phải đa dạng bao gồm cả tinh bột, chất xơ, chất đạm, chất béo và các khoáng chất. Bữa cơm cần đầy đủ các nhóm dinh dưỡng vừa tốt cho sức khỏe, vừa cân bằng trọng lượng.
Do xôi nhiều năng lượng, bạn chỉ nên ăn vào bữa sáng hoặc bữa trưa, khi cơ thể còn nhiều hoạt động khác để tiêu hao năng lượng, tránh ăn vào buổi tối.
Người bị đầy hơi, khó tiêu
Nhiều người thay vì xôi thông thường lại có sở thích ăn xôi rán vì mùi vị hấp dẫn, thơm ngon hơn. Hoặc ăn xôi kèm theo rất nhiều thịt, chả, trứng. Tuy nhiên, nếu ăn như vậy, cơ thể sẽ tích tụ rất nhiều chất béo, không tốt cho cơ thể. Ăn nhiều sẽ khiến bạn bị đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu.
Người bị nhiệt miệng
Lương Y Vũ Quốc Trung cho biết, gạo nếp là bài thuốc có thể giúp trị cảm mạo, bồi bổ sức khỏe, nấu cháo khi bị động thai. Trong đông y gạo nếp chỉ được khuyến cáo kiêng với những người nhiệt miệng, bị bệnh có sốt, chướng bụng….
Người bị mụn nhọt, vết thương bị mưng mủ
Những người đang có vết thương, có bệnh bị mưng mủ thường là người thể hàn, tích độc nhiều (béo, đờm dãi nhiều). Do vậy, thức ăn có chất dẻo nhiều, khó tiêu càng làm tình trạng nặng thêm. Những người mới phẫu thuật, người có những chỗ bị sưng viêm nên kỵ đồ nếp nếu không sẽ gây mưng mủ. Vậy nên tránh ăn đồ nếp, khi vết thương lành có thể ăn uống bình thường.
Phụ nữ mang thai
Dù đồ nếp có tác dụng giúp phụ nữ mang thai giảm cảm giác buồn nôn khó chịu trong thời kỳ thai nghén nhưng lại chứa hàm lượng tinh bột cao. Do đó, nếu bà bầu lạm dụng ăn quá nhiều đồ nếp sẽ làm tăng nguy cơ bị đái tháo đường thai kỳ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bấm chuông giữa trưa, mẹ chồng bơ phờ tìm đến xin ở nhờ: Cú sốc gia đình khiến tôi nghẹn lời
10 triệu mỗi tháng gửi về chăm bố mẹ chồng, nhưng ngày về thăm quê, nhìn mâm cơm nghèo nàn, tôi lặng người
Từ ngày 22/11 đến cuối năm: Ba con giáp đón sóng may mắn, tài lộc hanh thông, sự nghiệp thăng tiến
Bí mật kinh hoàng sau tờ đăng ký xe máy của mẹ chồng: Cơn ác mộng của một cuộc hôn nhân tưởng như hoàn hảo
Giải mã giấc mơ thấy người đã khuất xuất hiện trở lại
Từ cuối tháng 11: Sao tài lộc rực sáng, 4 con giáp bứt phá và hưởng lộc lớn