Chất độc gấp xyanua 10 lần, chỉ 1mg đã gây ưng thư, thường xuất hiện trong 5 loại thực phẩm nhà nào cũng có
Cách ăn chuối tốt nhất cho sức khỏe và những lưu ý khi ăn / Sữa rất tốt nhưng uống vào buổi sáng hay buổi tối mới có lợi cho sức khỏe?
Aflatoxin - chất gây ung thư số 1
Tổ chức Y tế thế giới đã xếp aflatoxin vào nhóm chất gây ung thư mạnh nhất. Nó có độc tính gấp 68 lần asen và 10 lần so với kali xyanua. Chất này thường xuất hiện trong các thực phẩm nấm mốc. Aflatoxin sinh ra bởi nấm Aspergillus flavus và A. parasiticus.
Theo nghiên cứu của Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế, tiếp xúc với aflatoxin nồng độ cao trong thời gian dài có thể gây ra ung thư gan. Chỉ cần hấp thụ 1mg afaltonxin qua đường ăn uống cũng có thể gây ra ung thư. Tiêu thụ 20 miligam aflatoxin có thể khiến một người nặng 70kg tử vong.
Aflatoxin là chất bền với nhiệt. Ngay cả khi thực phẩm đã được nấu chín, chất aflatoxin vẫn có thể gây hại cho sức khỏe.
5 thực phẩm quen thuộc trong nhà bếp dễ nhiễm aflatoxin
Mộc nhĩ ngâm lâu ngày
Mộc nhĩ là thực phẩm chứa nhiều protein, cellulose... Bản thân mộc nhĩ không có độc. Tuy nhiên, quá trình chế biến không đúng cách sẽ khiến độc tố được sản sinh. Mộc nhĩ ngâm lâu ngày dễ bị vi khuẩn xâm nhập và sinh ra aflatoxin. Kể cả khi rửa với nước nhiều lần và nấu chín, chất aflatoxin vẫn không được loại bỏ hoàn toàn.
Lạc (đậu phộng) mốc
Lạc hỏng, mốc có chứa chất aflatoxin, tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khỏe.
Do đó, bạn cần bảo quản lạc ở nơi khô ráo, thoáng mát. Nếu lạc có dấu hiệu ẩm, mốc, tốt nhất là nên vứt đi.
Những chế phẩm từ lạc như bơ lạc, dầu lạc cần được mua cở nơi có uy tín, ghi rõ nguồn gốc xuất xứ, thành phần, ngày sản xuất và hạn sử dụng rõ ràng...
Hạt hướng dương có vị đắng
Hạt hướng dướng là đồ ăn vặt được nhiều người yêu thích. Trong quá trình ăn, nếu gặp hạt hướng dương có vị đắng, hãy nhổ chúng ra ngay và súc miệng bằng nước sạch. Vị đắng của hạt hướng dương và các loại hạt khác đều đến từ nấm mốc. Nếu tiêu thụ thường xuyên có thể dẫn tới ung thư gan.
Gạo hỏng
Những loại gạo đổi màu hoặc bị mốc rất dễ sản sinh ra aflatoxin. Nhiều người cho rằng, gạo đó vẫn có thể ăn được sau khi nấu chín. Tuy nhiên, aflatoxin không mất đi và không thay đổi độc tính dù được xử lý ở nhiệt độ cao.
Do đó, nếu thấy gạo có hiện tượng lạ, tốt nhất bạn nên bỏ chúng đi.
Ngô mốc
Tương tự như gạo, ngô bị mốc sẽ sản sinh ra rất nhiều aflatoxin. Chất độ có thể lan từ phần mốc sang những phần chưa bị hỏng. Do đó, chúng ta nên loại bỏ hoàn toàn bắp ngô bị hỏng chứ không chỉ cắt bỏ phần mốc.
Sử dụng các loại thực phẩm đã hư hỏng này làm thức ăn cho động vật cũng sẽ khiến chất độc tích lũy trong cơ thể chúng. Sau đó, con người thiêu thụ thịt của những loại động vật này cũng gián tiếp có nguy cơ nhiễm bệnh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chồng mất được 5 năm, người phụ nữ lạ tìm đến muốn tặng tôi căn nhà và tiết lộ bí mật của anh
Đưa bạn trai về ra mắt, mẹ nhất quyết không đồng ý vì nhìn thấy thứ này trên cơ thể người yêu
Dù là người yêu hay là vợ, khôn ngoan thì đừng bao giờ hỏi đàn ông 3 câu này
Cuối tuần (2-3/11) cát tinh soi sáng: 4 con giáp thăng hoa sự nghiệp, tình duyên khởi sắc
Thứ bảy, ngày 2 tháng 11, ba con giáp may mắn nhất, dễ dàng có được sự giàu có
Vẻ đẹp siêu thực của hot girl kém 12 tuổi được Duy Hưng quyết liệt 'đòi cưới'