Những nguyên nhân khiến bạn bị đau bụng
Sai lầm khi chế biến thịt khiến món ăn trở thành ‘thuốc độc’, nhiều người vẫn vô tư làm mỗi ngày / Nước dừa rất tốt nhưng những người này càng uống càng gây hại, nên tránh thật xa
Đường tiêu hóa là gì?
Bạn cần thận trọng với những cơn đau bụng thường xuyên. Nguồn ảnh: Internet
Đường tiêu hóa (hay còn gọi là ống tiêu hóa) bắt đầu từ miệng và tận cùng ở hậu môn. Khi chúng ta ăn hay uống, thức ăn và nước uống đi xuống thực quản rồi vào trong dạ dày. Dạ dày có nhiệm vụ nhào trộn thức ăn và sau đó đẩy xuống ruột non.
Ruột non (hay còn gọi là tiểu tràng) dài vài mét và là nơi thức ăn được tiêu hóa và hấp thu. Thức ăn, nước không được tiêu hóa và sản phẩm dư thừa sẽ được đẩy xuống ruột già. Phần ruột già chính được gọi là đại tràng, đoạn này dài khoảng 150cm. Nó được phân ra làm 4 đoạn: đại tràng lên, đại tràng ngang, đại tràng xuống và đại tràng sigma. Từ đây, một lượng nước và muối sẽ được hấp thu vào cơ thể. Tiếp nối đại tràng là trực tràng dài khoảng 15cm, là nơi chứa phân trước khi chúng được tống ra khỏi cơ thể qua hậu môn.
Nguyên nhân thường gặp
Rất nhiều bệnh có thể gây đau bụng. Điều quan trọng nhất là hiểu rõ khi nào cần phải đi khám bệnh ngay. Trong đa số các trường hợp bạn chỉ cần chờ đợi, dùng các thuốc đơn giản trong tủ thuốc gia đình và sau cùng nên đi khám bệnh nếu triệu chứng đau không giảm bớt.
Các nguyên nhân có thể gặp bao gồm:
Trướng hơi hệ tiêu hoá; Táo bón mãn tính
Không dung nạp đường lactose (không dung nạp sữa)
Viêm dạ dày ruột do virus (tiêu chảy cấp do siêu vi)
Hội chứng ruột kích thích; Chứng xót thượng vị và khó tiêu
Trào ngược dạ dày thực quản; Loét dạ dày tá tràng
Viêm túi mật cấp do sỏi hoặc không do sỏi; Viêm ruột thừa cấp
Bệnh túi thừa Meckel, Viêm túi thừa nhỏ ở ruột (diverticulitis)
Tắc ruột—ngoài triệu chứng đau còn có thêm buồn nôn, sình bụng, nôn ói và bí trung tiện, đại tiện
Dị ứng thức ăn; Ngộ độc thực phẩm (do vi khuẩn salmonella, shigella)
Thoát vị (ruột không nằm đúng vị trí)
Sỏi thận; Nhiễm trùng đường tiểu; Viêm tuyến tuỵ
Lồng ruột – tuy ít gặp nhưng đây là một tình trạng nghiêm trọng, trẻ bị lồng ruột thường nằm bó gối và kêu khóc.
Phình bóc tách động mạch chủ bụng - chảy máu vào thành động mạch chủ.
Nhiễm ký sinh trùng (Giardia); Cơn tán huyết do hồng cầu liềm (Sickle cell crisis)
Bệnh Crohn hoặc viêm loét đại tràng; Viêm bờm mỡ đại tràng (Epiploic appendagitis)
Đau do zona vùng ngực bụng, rất khó chẩn đoán ở giai đoạn đầu khi chưa có biểu hiện ngoài da
Khi một cơ quan trong ổ bụng bị viêm, vỡ ra và thoát dịch, bệnh nhân không những bị đau dữ dội mà bụng còn cứng và thường kèm sốt. Đó là tình trạng viêm phúc mạc do nhiễm trùng lan toả ổ bụng. Viêm phúc mạc do vỡ ruột thừa viêm là một cấp cứu y khoa.
Ở trẻ nhỏ, khóc lâu không rõ nguyên nhân thường do đau bụng và sẽ hết khi trẻ đánh hơi hoặc đi tiêu được.
Đau bụng khi hành kinh (thống kinh) có thể do co thắt cơ trơn hoặc do một vấn đề ở bộ phận sinh dục. Thống kinh có thể do lạc nội mạc tử cung (endometriosis) xảy ra khi niêm mạc tử cung đóng ở những vị trí khác thường như vùng chậu hoặc buồng trứng, do u xơ tử cung, u nang buồng trứng, ung thư tử cung, hoặc do bệnh lý viêm vùng chậu - viêm bộ phận sinh dục, thường do các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Đau bụng có thể do nguyên nhân từ một cơ quan trong lồng ngực, như phổi ( viêm phổi) hoặc tim (nhồi máu cơ tim), hoặc đau do vặn cơ ở thành bụng.
Ung thư đại tràng và các loại ung thư khác ở ống tiêu hoá là những bệnh lý nặng nhưng tương đối ít gặp hơn.
Một nguyên nhân khác gây đau bụng ít gặp là rối loạn cơ thể hoá (somatization disorder), có căn nguyên là rối loạn cảm xúc nhưng biểu hiện bằng những bất ổn trên cơ thể (như đau bụng tái đi, tái lại). Viêm họng do vi khuẩn Streptococcus ở trẻ em có thể có triệu chứng đau bụng.
Những dấu hiệu của đau bụng bạn cần lưu ý?
Các triệu chứng đau bụng sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra, mức độ nghiêm trọng có thể dao động từ nhẹ đến nặng của bệnh lý. Nếu bạn cảm thấy đau bụng rất nhiều hoặc nếu có kèm theo các triệu chứng sau, hãy liên hệ với bác sĩ càng sớm càng tốt để được điều trị thích hợp:
Sốt;
Không đi tiêu hơn 2 ngày;
Bất kỳ dấu hiệu mất nước nào;
Không thể đi tiêu, đặc biệt nếu bạn kèm theo nôn;
Đi tiểu đau, thường xuyên;
Bụng nhạy cảm đau khi sờ;
Đau do chấn thương vùng bụng;
Đau kéo dài hơn vài giờ.
Bởi vì những dấu hiệu đau bụng kể trên có thể là triệu chứng của một bệnh lý nào đó nên cơn đau cần được điều trị càng sớm càng tốt.
Một số triệu chứng khác ngoài đau bụng bạn nên đi cấp cứu ngay:
Nôn ra máu;
Tiêu phân máu hoặc phân đen;
Khó thở;
Đau xảy ra trong thai kỳ.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Thấy con rể dành hẳn một tầng làm bàn thờ bố mẹ mình lại còn khấn mấy câu khó chịu, mẹ vợ lập tức tung đòn phủ đầu khiến anh câm nín.
Top 3 con giáp “lột xác” vào cuối tháng 12: Vượt qua khó khăn, đạt được phú quý
Từ ngày 25/12: 3 con giáp bứt phá vận mệnh, sự nghiệp thăng hoa, tài lộc dồi dào
Tử vi ngày 25/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Tỵ đối mặt thách thức, Tuất đón vận may trọn vẹn
Chấp nhận làm vợ lẽ, chăm sóc chồng ung thư suốt 3 năm với hy vọng đổi đời để rồi nhận lại cái kết phũ phàng
Không ngờ tiền gửi cho bố bị mẹ kế rút hết, tôi quyết định về quê một chuyến thì vỡ lẽ mọi chuyện