Sai lầm khi chế biến thịt khiến món ăn trở thành ‘thuốc độc’, nhiều người vẫn vô tư làm mỗi ngày
Sai lầm khi dùng gia vị khiến không ít người mắc biến nó thành "chất độc", thậm chí gây ung thư / Luộc rau nên đậy hay mở nắp vung? 90% bà nội trợ mắc sai lầm bảo sao mất hết dinh dưỡng
Nấu quá chín
Nhiều người nghĩ là thịt nấu càng mềm càng ngon, vì vậy khi nấu nướng, nhiều người để thịt trên lửa trong thời gian rất lâu, nhất là khi hầm cả xương, không ít người nấu cho đến khi xương cũng mềm ra mới tắt bếp. Tuy nhiên, các chuyên gia sức khỏe cho biết, trong nhiệt độ 200 – 300 độ C, axit amin, creatinin, đường và các hợp chất vô hại trong thịt sẽ xảy ra phản ứng hóa học, hình thành các axit amino aromatic. Đặc biệt, trong chất này có chứa đến 12 loại hợp chất hóa học, trong đó có 9 loại có khả năng gây ra ung thư.
Các chuyên gia khuyến cáo không nên nấu thịt quá lâu, quá chín. Chỉ nên nấu cho thịt vừa đủ mềm, khi thấy xuất hiện lớp bọt đầu tiên do thịt tiết ra thì nên vớt bỏ đi, điều này có thể giảm thiểu ảnh hưởng có hại do các axit amino aromatic gây ra.
Nướng thịt cháy
Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Sức khoẻ Cộng đồng Minnesota, Mỹ đã chỉ ra rằng trong quá trình tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ cao, thịt sẽ sinh ra các chất gây bệnh ung thư. Khi nướng thịt ở nhiệt độ 500-600 độ C, lượng mỡ nhỏ giọt xuống than hồng sẽ hình thành các phân tử hydrocarbure thơm đa vòng (AHA), đó là những chất gây ung thư. Còn trong lò nướng ở nhiệt độ 80-100 độ C, chất creatin hay creatinin trong thịt cá sẽ biến đổi thành amin thơm dị vòng.
Chế biến thịt hun khói
Lạp xưởng được chế biến từ thịt lợn tươi mới, để duy trì được lâu dài, người ta phải cho vào một tỷ lệ chất chống thối nhất định trong quá trình sản xuất- chất sodium nitrat; Chân giò hun khói, thịt hun khói cũng có một vi lượng nitrat amoni nhất định. Nếu dùng dầu để chiên rán những loại thực phẩm trên sẽ sản sinh ra chất gây ung thư. Bên cạnh đó, để chế biến lạp xưởng, chân giò hun khói, thịt hun khói… bạn có thể nấu, hấp làm cho chất nitrat amoni bay theo hơi nước.
Nấu thịt chín tái
Ăn thịt tái là thói quen xấu cần phải bỏ vì nguy cơ gây bệnh rất cao. Khi thịt chỉ được chần qua mà không được nấu chín sẽ tạo cơ hội cho những ký sinh trùng có trong thịt đi vào cơ thể và gây bệnh. Các loại này thường ký sinh ở gan và đường mật, sán lá gan lớn là loại sán dài 3-4 cm. Khi vào ruột, sán lá gan xuyên qua thành ruột đến cư ngụ ở gan và gây bệnh.
Rã đông thịt sai cách
Ngâm thịt lợn trong nước nóng hay nước lạnh quá lâu để rã đông đều làm giảm đi các chất dinh dưỡng có trong thịt. Ngoài ra, nếu bỏ thịt ngoài nhiệt độ phòng để rã đông cũng khiến cho các loài vi khuẩn sinh sôi.
Chần thịt lợn trước khi nấu
Khi chần thịt sẽ mất đi rất nhiều thành phần dinh dưỡng trong thịt lợn. Bởi trong mô cơ thịt lợn và mô mỡ chứa đại lượng protein, ví dụ như protit hòa tan và protit ngưng tụ. Khi nước nóng thâm nhập vào thịt lợn, đại lượng protit hòa tan sẽ mất đi. Ngoài ra, trong protit hòa tan có acid glutamic và các thành phần khác, mất đi những chất này sẽ ảnh hưởng đến hương vị của thịt lợn. Vì vậy nên dùng nước lạnh rửa sạch thịt.
Dùng chung thớt dao cho thịt sống và chín
Đây là một trong những sai lầm phổ biến mà nhiều bà nội trợ mắc phải, nhiều người thường dùng chỉ 1 dao và một thớt để thái cả thịt sống lẫn thịt chín. Điều đó vô tình khiến các vi khuẩn từ thịt sống bám qua bề mặt thớt vào thịt chín khi ăn vào cơ thể, sinh ra nhiều bệnh tật. Vì vậy, bạn hãy để riêng thớt thái thịt sống và thớt thái thịt chín. Nếu có thể, hãy dùng thêm một loại thớt khác để thái rau quả và thay thớt theo khuyến cáo từ 3-6 tháng hoặc khi thớt có dấu hiệu bị mòn, nứt vỡ...
Rửa thịt sống bằng nước lạnh
Rửa thịt gà bằng nước không có hiệu quả thực sự trong việc hạn chế vi khuẩn. Theo lời khuyên của các chuyên gia sức khỏe về an toàn thực phẩm khuyến cáo việc này sẽ làm vi khuẩn dễ lây lan và tăng nguy cơ lây nhiễm chéo khiến nhiều người còn dễ mắc bệnh hơn
Cho quá nhiều muối vào thịt
Tiêu thụ nhiều muối dễ dẫn tới bệnh tim mạch, tăng huyết áp, xơ cứng mạch máu. Người càng ăn mặn càng tăng nguy cơ ung thư. Bởi áp suất thẩm thấu cao của muối làm hỏng niêm mạc dạ dày. Về lâu dài có thể gây ra một loại các bệnh lý nguy hiểm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đi chợ thấy 2 bộ phận này của con lợn là phải mua ngay: Bổ dưỡng hơn vạn lần nhân sâm, tổ yến, không phải ai cũng biết!
Cổ nhân dạy: 'Gia đình có 3 thứ này càng 'to', con cháu nghèo khó, không ngóc được đầu lên', những thứ đó là gì?
Tại sao lại có mảnh vải trải ngang trên giường khách sạn? Nhiều người không biết tác dụng, hãy nghe cô dọn dẹp nói thật
Tại sao phải đặt một đôi đũa trong bồn cầu? Hầu như không ai hiểu được tác dụng của nó, chúng ta càng hiểu sớm thì càng tốt
Sau khi sử dụng máy giặt nên mở hay đóng nắp? Không phải mê tín đâu, nhiều người đã làm sai
Từ ngày 22/1, Thần Tài ưu ái 3 con giáp sau, có nguồn tài chính dồi dào, sự nghiệp phát đạt