Những nguyên nhân khiến nam giới hay bị 'nặng mùi' ở chân
Người thường luyện tập thể thao nên ăn 5 loại thực phẩm màu xanh này / Những thói quen ăn uống có hại, dễ gây mất ngủ trầm trọng
Mùi hôi chân do tăng tiết mồ hôi
Ảnh minh họa.
Nguyên nhân này thường phổ biến ở những người đang thay đổi hormone như người ở tuổi dậy thì…
Nếu bạn bị tăng tiết mồ hôi và không thể kiểm soát được việc đổ mồ hôi, có nhiều liệu pháp y khoa mà bạn có thể thử như:
Điện chuyển ion (Iontophoresis): Cách trị mồ hôi chân này sẽ khóa các tuyến tiết mồ hôi để kiểm soát quá trình tiết mồ hôi ở chân.
Tiêm botox vào chân: Botox có thể chặn tín hiệu từ não đến các tuyến tiết mồ hôi, làm giảm lượng mồ hôi tiết ra.
Giày và tất sử dụng lâu ngày
Nhiều chàng trai thường e ngại mỗi khi cởi giày bởi mùi hương không mấy dễ chịu. Giày có xu hướng làm giảm khả năng lưu thông không khí của bàn chân. Từ đó, thúc đẩy vi khuẩn sinh sôi.
Không nên đi cùng một đôi giày trong nhiều ngày nhằm ngăn chặn vi khuẩn gây mùi phát triển. Thao vào đó, chọn 2-3 đôi giày và mang thay phiên mỗi ngày. Điều này cho phép mỗi đôi giày được hong khô mồ hôi, hơi ẩm cho lần sử dụng tiếp theo. Sau khi mang giày, dùng xịt khử mùi để vệ sinh phần bên trong giày, đồng thời loại bỏ vi khuẩn.
Giày ướt sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển trên chân nhanh chóng hơn. Khi giày bị ướt, tháo phần lót giày và phơi khô hoàn toàn trước khi mang lại.
Vào những ngày trời nóng, mang sandals hoặc dép hở mũi, đi chân trần trong nhà để giữ chân luôn khô ráo.
Mùi hôi chân do nhiễm nấm ở bàn chân
Đối với trường hợp chân bị nhiễm nấm, các loại nấm khác nhau sẽ gây ra những biểu hiện khác nhau:
Chân xuất hiện mảng đỏ hoặc rỉ máu
Vùng da nhiễm nấm có thể mềm hoặc có các mảng da bong tróc
Da tróc vẩy hoặc nứt nẻ
Da tróc ra thành từng mảng, lộ vùng da non ở dưới
Ngứa ngáy, cảm giác châm chích hoặc bỏng rát ở vùng da bị nhiễm nấm
Để chẩn đoán và tìm cách chữa thối chân do nấm, bác sĩ sẽ lấy mẫu da bệnh của bệnh nhân và xem xét chúng dưới kính hiển vi.
Cách ngăn ngừa hôi chân tái phát
Tỉa móng chân sạch sẽ để vi khuẩn và mồ hôi không còn tích tụ.
Vớ là nguyên nhân lớn nhất gây ra mùi hôi chân. Bạn cần thường xuyên thay vớ mỗi ngày và giặt bằng chất tẩy rửa để giảm nguy cơ hình thành vi khuẩn.
Nên trang bị hai hoặc ba đôi giày để thay đổi mỗi ngày.
Phun thuốc khử trùng hoặc chất khử mùi vào đôi giày của bạn để ngăn chặn vi khuẩn gây mùi.
Đôi giày lười khá thích hợp cho những người đàn ông hay đổ mồ hôi, vì họ có thể cởi giày ra bất cứ khi nào có cơ hội. Bằng cách này, mùi hôi chân sẽ giảm thiểu đi nhiều.
Rắc một ít baking soda vào đôi giày có thể loại bỏ vi khuẩn tức thì.
Nếu mùi hôi có liên quan đến nhiễm nấm, bạn nên đi khám bác sĩ và dùng thuốc kháng nấm để chữa trị.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bấm chuông giữa trưa, mẹ chồng bơ phờ tìm đến xin ở nhờ: Cú sốc gia đình khiến tôi nghẹn lời
10 triệu mỗi tháng gửi về chăm bố mẹ chồng, nhưng ngày về thăm quê, nhìn mâm cơm nghèo nàn, tôi lặng người
Bí mật kinh hoàng sau tờ đăng ký xe máy của mẹ chồng: Cơn ác mộng của một cuộc hôn nhân tưởng như hoàn hảo
Loài côn trùng nằm dưới hang sâu, được xem như 'lộc trời cho', xưa không ai thèm ăn nhưng nay là đặc sản, giá 200 nghìn đồng/kg
Nhỏ một giọt dầu gió vào quần áo lúc đang ngâm, công dụng bất ngờ mà không loại bột giặt nào có được
Khi chiên đậu phụ cho dầu nhiều sẽ 'lãng phí'! Hãy nhớ 2 mẹo này đậu phụ sẽ không bị vỡ hay dính chảo