Những phương pháp làm đẹp trên Tik Tok không nên học theo
5 mặt nạ tự nhiên làm đẹp da được chị em ưa chuộng nhất / Bật mí một vài công dụng thần kỳ làm đẹp toàn diện từ trà xanh của phụ nữ Nhật Bản
Theo Tạp chí Washington, hashtag #skincare đã thu hút hơn 79 tỷ lượt xem. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo rằng một số mẹo làm đẹp trên TikTok có thể làm tổn thương da.
Slugging
Slugging (phủ một lớp kem dưỡng ẩm dày lên mặt qua đêm) đang nhanh chóng trở thành một phương pháp dưỡng ẩm phổ biến cho những ai muốn có “làn da thủy tinh”. Tuy nhiên, phương pháp này có xu hướng làm tắc nghẽn lỗ chân lông và gây ra tình trạng mụn nghiêm trọng.
Chườm đá
Phương pháp áp lạnh được thực hiện bằng cách cho đá vào túi và chườm lên da. Đây không phải là một phương pháp làm đẹp nguy hiểm tuy nhiên không được các chuyên gia khuyến khích. Bác sĩ Waleed Taleb ở Vera Clinic, bệnh viện phẫu thuật thẩm mỹ hàng đầu châu Âu cho biết, việc sử dụng đá viên kéo dài có thể khiến da mẩn đỏ, gây đau nhói.
Tự làm chất tẩy tế bào chết bằng cà phê
Các hạt cà phê nhỏ li ti chà xát lên da có thể gây mẩn đỏ và thô ráp. Nếu bạn muốn thử tẩy tế bào chết bằng cà phê, các chuyên gia khuyên bạn nên thoa lên cơ thể. Vì da mặt mỏng và nhạy cảm hơn.
Ảnh minh hoạ.
Microneedling (lăn kim)
Cách làm đẹp này đã thu hút gần 400 triệu lượt xem. Nhiều người dùng mạng quay video tự chích vào da bằng những mũi kim siêu nhỏ với hy vọng kích thích sản sinh collagen, đẩy lùi lão hóa. Tuy nhiên, nó đi kèm với rủi ro. Huyết thanh được sử dụng trong quy trình này có thể gây ra phản ứng dị ứng. Vết thương do kim tiêm có thể bị nhiễm trùng nếu không được làm sạch đúng cách.
Gua Sha
Gua Sha là một công cụ làm bằng đá, chẳng hạn như thạch anh hồng hoặc ngọc bích. Nó thường được sử dụng chăm sóc da hàng ngày. Nhiều người làm dùng Gua sha vì họ muốn cải thiện độ đàn hồi của da. Tuy nhiên, những lợi ích này vẫn chưa được chứng minh đầy đủ. Theo Walid Taleb, vi khuẩn gây mụn có thể dễ dàng tích tụ trên bề mặt cạo.
Vẽ henna
Việc vẽ henna lên mặt để tạo tàn nhang đã làm dấy lên làn sóng tranh cãi trên mạng xã hội. Ngoài cảm giác đáng sợ với những nốt mụn nhỏ trên mặt, phương pháp này còn bị phản đối do tiềm ẩn nhiều rủi ro. Henna màu đen được làm từ cây lá móng đen, có thể gây dị ứng và các phản ứng khác khi tiếp xúc với da. Mức độ kích ứng phụ thuộc vào nồng độ và thời gian tồn tại của cây lá móng trên da. Trong một số trường hợp bệnh nhân có thể bị chảy dịch, viêm nhiễm, mẩn đỏ và đau hoặc ngứa dữ dội.
Bôi kem đánh răng trị mụn
Thoa kem đánh răng lên da với lượng bằng hạt đậu qua đêm là một cách hiệu quả để giảm mụn. Nhưng chuyên gia nhấn mạnh: "Mặc dù kem đánh răng có đặc tính làm khô, nhưng phương pháp này không đáng để mạo hiểm. Nó có thể gây kích ứng da".
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Điều gì sẽ xảy ra với cơ thể nếu bạn ăn 1 gói mì tôm mỗi ngày?
Tài khoản ngân hàng của bạn có dấu hiệu này, rất có thể nó đang bị chiếm quyền kiểm soát
Mẹo học tiếng anh hiệu quả: Học đúng cách để giỏi nhanh hơn
Ớt: Gia vị cay nồng hay 'siêu thực phẩm' có lợi cho sức khỏe?
Cà chua – 'Trái vàng' trong thế giới ẩm thực và dinh dưỡng

Nghỉ lễ 30/4 và cao điểm hè 2025: Trải nghiệm ‘sang-xịn-mịn’ chỉ cách Hà Nội một giờ lái xe