Đời sống

Những rủi ro khi ăn quá nhiều thịt

Mặc dù thịt là một phần quan trọng trong chế độ ăn uống, nó cung cấp protein cần thiết nhưng tiêu thụ quá nhiều thịt có thể gây hại cho sức khỏe của bạn. Nếu ăn quá nhiều thịt có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, bệnh thận, táo bón, loãng xương….

Nguy cơ mắc sỏi thận vì ăn quá nhiều đạm / 5 dấu hiệu cảnh báo bạn đang ăn quá nhiều thịt, cần thay đổi trước khi quá muộn

Ăn quá nhiều thịt làm tăng rủi ro về bệnh tật nhưng không có nghĩa là bạn phải cắt bỏ hoàn toàn khẩu phần thịt trong các bữa ăn. Bạn chỉ cần giảm thiểu lượng thịt ăn mỗi ngày, ăn vừa đủ để có thực đơn đủ chất và lành mạnh.

Càng có nhiều chất xơ trong chế độ ăn uống, tim của bạn càng được bảo vệ tốt hơn. Vì vậy, nếu ăn thịt là chủ yếu, cơ thể hấp thụ một lượng lớn chất đạm, bạn sẽ không có đủ lượng chất xơ cần thiết.

Đặc biệt, thịt đỏ có thể gây hại cho tim của bạn, nó có khả năng làm tăng gấp 3 lần nguy cơ mắc các vấn đề liên quan đến tim. Trong thịt đỏ có chứa rất nhiều chất béo bão hòa, làm tăng mức cholesterol xấu.

Ảnh minh họa 
Ảnh minh họa

Thức ăn chế biến từ thịt có nhiều chất đạm nhưng không có đủ chất xơ. Do đó, nếu chỉ chú trọng ăn thịt mà ít ăn rau, quả, bạn sẽ bị táo bón, thậm chí bệnh sẽ kéo dài trong nhiều tuần.

Táo bón và đi tiêu khó là một số dấu hiệu đầu tiên cho thấy bạn hấp thụ quá ít chất xơ. Bạn sẽ nhận được chất xơ từ trái cây, rau củ hoặc ngũ cốc nguyên hạt. Hãy đảm bảo kết hợp đủ thịt và rau vào chế độ ăn uống của mình. Bạn nên chăm chỉ ăn salad, các món rau, hoa quả thay vì thịt.

Ảnh minh họa 
Ảnh minh họa

Protein từ động vật có rất nhiều hợp chất purin và sẽ phân hủy thành axit uric. Nếu bạn có quá nhiều axit này, bạn dễ bị sỏi thận, đặc biệt là thận trái. Thiếu nước cũng có thể gây đau đầu. Tình trạng này làm cho máu đặc hơn, đồng nghĩa với việc giảm lưu lượng oxy đến não.

Do dư thừa axit uric, bạn có thể cảm thấy khát hơn bình thường, cơ thể gặp tình trạng bị mất nước. Thận của bạn cần nước để pha loãng các chất thải độc hại. Vì vậy, cần đảm bảo uống đủ 2-3 lít nước mỗi ngày.

Ảnh minh họa 
Ảnh minh họa

Chất béo bão hòa có trong thịt đỏ và thịt đã qua chế biến không chứa chất chống oxy hóa cần thiết cho cơ thể để chống lại chứng viêm. Muốn bổ sung những chất chống oxy hóa này, bạn cần ăn thêm rau và trái cây. Màu sắc của trái cây là sắc tố của một số nhóm chất chống oxy hóa. Đây là lý do một chế độ ăn uống “đầy màu sắc” rất quan trọng.

Một chế độ ăn uống bao gồm rất nhiều protein và chất béo nhưng lại thiếu carb, khiến cơ thể sản xuất xeton. Xeton được giải phóng qua hơi thở và chúng có mùi giống như axeton dùng để tẩy sơn móng tay, gây hôi miệng.

Móng tay, da, tóc cũng bị ảnh hưởng bởi thói quen ăn thịt. Các sản phẩm làm từ thịt hiếm khi có vitamin C. Chất này đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành collagen, loại protein giúp da, tóc, móng tay khỏe đẹp. Nếu nhận thấy da và tóc thay đổi theo chiều hướng xấu, bạn cần phải xem xét lại chế độ ăn uống của mình và giảm lượng thịt.

Canxi là yếu tố cần thiết cho xương khỏe mạnh. Cơ thể không tự sản sinh được canxi mà phải hấp thụ qua thực phẩm và chất bổ sung. Khi lượng protein cao có thể làm mất đi một lượng canxi qua đường tiểu, từ đó làm giảm thiểu canxi trong cơ thể, ảnh hưởng đến sức khỏe xương.

Món ăn chứa thịt khó tiêu hóa hơn nhiều so với bất kỳ loại rau hoặc trái cây nào. Bạn sẽ cảm thấy hơi uể oải sau khi ăn một món gì đó nhiều thịt. Vì vậy, nên cân bằng việc ăn thị với việc hấp thụ các loại rau, củ, quả tốt cho sức khỏe.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm