Những sai lầm cha mẹ thường mắc phải khi hạ sốt cho trẻ
Sai lầm chết người của cha mẹ khi thấy con ho, khó thở về đêm / Người Nhật khỏe mạnh sống lâu vì họ không mắc phải 3 sai lầm trong bữa tối, trong khi nhiều người Việt thì có
Lau mát cho trẻ bằng rượu, cồn, nặn chanh
Nhiều bà mẹ truyền tai nhau phương pháp làm mát cho trẻ bằng rượu, cồn hoặc chanh. Thực tế, cách làm này có thể hiệu quả với một số bé, nhưng lại tiềm ẩn nhiều tác hại. Bởi rượu và cồn dù làm mát nhanh nhưng rất nguy hiểm. Bởi trong rượu và cồn có chứa một số hóa chất, khi thẩm thấu qua da dễ khiến trẻ bị ngộ độc, đặc biệt là với những trẻ có sức đề kháng yếu và mẫn cảm. Tương tự, chanh cũng giúp hạ sốt, nhưng trong chanh có chứa nhiều axit, có thể làm bỏng làn da non nớt của trẻ. Cách tốt nhất là mẹ chỉ nên dùng nước ấm để lau người cho trẻ. Trong trường hợp mẹ dùng chanh thì nên pha loãng để tránh gây kích ứng da cho con.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Uống thuốc hạ sốt quá sớm
Đây là thói quen của nhiều người vì nghĩ khi vừa sốt cho uống thuốc hạ sốt sẽ cắt sốt ngay. Hoặc nhiều trường hợp khi cho trẻ đi tiêm chủng về lo con sốt liền cho uống thuốc để “phòng” trẻ sốt cao. Thực ra, không phải lúc nào sốt cũng là do trẻ bị nhiễm trùng và cần uống thuốc. Khi sốt nhẹ, 37,5 - 38 độ C, chưa cần dùng thuốc hạ nhiệt cho trẻ. Trẻ sốt nhẹ ở mức 37,5-38,5 độ chỉ cần cởi bớt quần áo, cho bé uống nhiều nước hoặc bú mẹ nhiều hơn. Đặt nhiệt kế ở nách là chính xác nhất, không đo ở miệng, trán hay hậu môn, cũng không cộng trừ thêm 0,5 độ như ngày trước.
Lạm dụng thuốc đặt hậu môn để hạ sốt
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai) cho rằng, đối với trẻ nhỏ không muốn uống thuốc hạ sốt vì sợ đắng hoặc những bé sơ sinh dễ trớ khi dùng thuốc hạ sốt đường uống thì thuốc hạ sốt đặt hậu môn là giải pháp lý tưởng. Tuy nhiên, không nên lạm dụng thuốc nhét hậu môn vì thuốc có thể gây tác dụng phụ. Tốt nhất là cha mẹ nên đo nhiệt độ chính xác rồi cho con uống thuốc với hàm lượng phù hợp, đủ liều lượng, trường hợp bất đắc dĩ mới phải đặt thuốc nhưng cũng không nên đặt nhiều.
Trước đây, một số quan niệm cho rằng, cách dùng viên đặt hạ sốt ở hậu môn sẽ qua gan ít hơn. Thực tế, viên đặt hậu môn vẫn thấm vào máu như đường uống nên có nghĩa vẫn qua gan. Cho nên, trẻ hay người lớn bị bệnh gan cũng không được dùng viên này bởi vẫn có thể gây ngộ độc.
Chườm đá lạnh khi trẻ sốt
Các mẹ thường cho nước đá vào túi nilon hoặc bọc vải rồi chườm đặt vào hai bên người bé gần nách. Cách này chỉ giúp làm mát tại vị trí chườm nhưng lại dễ làm trẻ bị bỏng lạnh. Biện pháp này còn làm co mạch, khiến lỗ chân lông không “mở” để thân nhiệt thoát ra ngoài. Sờ thấy trẻ mát bên ngoài chỉ là cảm giác do đá lạnh mang lại, còn thực tế trẻ vẫn sốt cao.
Việc có suy nghĩ phải hạ sốt nhanh bằng mọi cách cũng cần phải cân nhắc. Khi thân nhiệt xuống quá nhanh, đột ngột dễ gây nguy hiểm cho trẻ do cơ địa trẻ không chịu được sự thay đổi quá nhanh. Việc giảm sốt cần làm từ từ. Thông thường thuốc hạ sốt hiện nay sau 30 phút uống bắt đầu có tác dụng, nhiệt độ giảm dần sau 1-2 giờ.
Ủ quá ấm cho trẻ
Rất nhiều bà mẹ có tâm lý cần phải ủ ấm cho con, nhất là trẻ sơ sinh, dù đang trong mùa hè. Khi con sốt, mẹ vẫn lo con lạnh nên ủ con bằng nhiều lớp chăn, quần áo. Cách làm này vô cùng tai hại, bởi nó khiến thân nhiệt trẻ càng tăng cao, nhiệt lượng không thoát ra được có thể làm con lên cơn co giật.
Cạo gió cho trẻ
Cạo gió là phương pháp dân gian rất phổ biến để hạ sốt. Tuy nhiên, nếu trẻ bị rối loạn đông máu, việc cạo gió sẽ gây nguy hiểm bởi rất khó để cầm máu. Đặc biệt, nếu trẻ bị sốt xuất huyết mà mẹ cạo gió sẽ khiến bác sĩ không thể xác định được, vùng nào là xuất huyết do bệnh, vùng nào là xuất huyết do cạo gió. Do đó, đối với trẻ nhỏ mẹ không nên áp dụng phương pháp này khi chưa biết rõ nguyên nhân sốt của con.
Kiêng nước hoàn toàn
Đây cũng là quan niệm của rất nhiều bà mẹ. Khi con bị sốt, mẹ thường kiêng tắm, kiêng luôn cả việc lau rửa cho con. Nhưng điều này là không cần thiết, thậm chí còn gây hại cho trẻ. Bởi khi bị sốt, cơ thể con khó chịu, dễ ra mồ hôi. Do đó, mẹ cần vệ sinh cho con bằng nước ấm, để con được sạch sẽ và dễ chịu hơn. Việc này còn giúp hạn chế nguy cơ nhiễm trùng cho trẻ. Mẹ chỉ cần lưu ý, không để con ngâm mình trong nước lâu, chỉ nên tắm nhanh hoặc lau người bằng nước ấm là được.
Hạ sốt cho trẻ thế nào là đúng?
Thực ra, sốt không phải là một căn bệnh như nhiều người lầm tưởng, có những nguyên nhân gây sốt do nhiễm khuẩn cũng có những nguyên nhân gây sốt rất đơn giản như trẻ bị ủ ấm quá mức, sau chích ngừa hoặc do bị chấn thương, phỏng, mọc răng,… Tuy nhiên, sốt cao có thể khiến trẻ khó chịu và xuất hiện triệu chứng đau đầu, tim đập nhanh, gia tăng sự mất nước, muối và các vitamin trong nước. Thậm chí nếu sốt trên 38,50C, trẻ dưới 5 tuổi có thể bị co giật.
Để tránh những sai lầm đáng tiếc khi chăm sóc trẻ sốt cao, các mẹ cần bình tĩnh chủ động tìm hiểu nguyên nhân cũng như tiến hành các bước hạ sốt phù hợp cho trẻ sau đây:
- Để trẻ mặc quần áo mỏng, thoáng mát, không ủ ấm, không cởi hết đồ của trẻ.
- Cho trẻ nằm nơi thoáng mát, giảm nhiệt độ phòng, tránh gió.
- Lau mát cho trẻ bằng nước ấm. Tránh dùng nước lạnh, tuyệt đối không dùng nước có pha rượu, cồn.
- Cho trẻ uống nhiều nước và các dung dịch khác như sữa, nước trái cây, dung dịch nước biển khô.
- Cần theo dõi nhiệt độ trẻ bằng nhiệt kế sau mỗi 4 giờ.
- Cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo đúng liều lượng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tử vi ngày 26/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Ngọ thăng hoa sự nghiệp, tuổi Dậu cần kiên nhẫn vượt khó
Từ ngày 26/12: 3 con giáp rực rỡ vận may, Thần Tài đồng hành, phú quý đầy nhà
Cuối tháng 11 âm lịch: 3 con giáp nổi bật với vận may và thách thức
Cơm nguội đừng đổ đi, trộn với thứ này để đuổi gián, côn trùng chết sạch không còn một con
Bí quyết tự pha nước 'kích hoa thần thánh' tại nhà, chỉ cần tưới một chút giúp hoa nở bung nụ rực rỡ
Không cần dùng hóa chất nguy hiểm, đây là 5 mẹo giúp đuổi côn trùng khỏi ngôi nhà của bạn