Những sai lầm khi ăn lẩu khiến cả nhà 'gặp nguy'
Lẩu hay nướng đều là những món khoái khẩu khi trời lạnh tuy nhiên nó có thể trở thành món ăn gây hại sức khỏe nếu như bạn mắc phải những sai lầm dưới đây.
Biệt thự mái ngói ở TP.HCM gợi ý kiến trúc mới mẻ cho những căn nhà phố / Người trồng Điều Bình Phước thấp thỏm lo mất mùa
Ăn sống, tái
Khi ăn lẩu, mọi người thường có thói quen nhúng đồ ăn vào nước dùng đang sôi nóng rồi gắp ăn tái mà không biết, đây là một trong những thói quen gây hại cho đường tiêu hóa và nhiễm vi khuẩn, ký sinh trùng.
Ảnh minh họa. |
Cho quá nhiều đồ ăn lẫn lộn
Thông thường một nồi lẩu bạn sẽ phải chuẩn bị khá nhiều thực phẩm khác nhau. Khi ăn mọi người thường cho lẫn các loại vào đun sôi cùng lúc.
Tuy nhiên, khi cho nhiều loại đồ ăn như thịt, hải sản sống, nội tạng động vật, rau, các loại củ chứa tinh bột… vào cùng một nồi lẩu rất dễ khiến một số ký sinh trùng lây lan, gây ra các bệnh đường tiêu hóa. Vì vậy, cách tốt nhất khi ăn lẩu là đợi loại thực phẩm này được chúng chín hãy cho loại thực phẩm khác.
Nhúng các loại thực phẩm quá kỹ
Nếu nhúng kỹ quá sẽ làm mất đi vị tươi ngon của đồ lẩu, nhưng nếu tái quá sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn bởi các vi sinh vật gây hại vẫn còn tồn tại.Vì vậy, thời gian nhúng các loại thực phẩm vô cùng quan trọng. Thông thường, đối với các loại thịt thời gian nhúng khoảng 10 phút, các loại hải sản là 15 phút, nội tạng: 5 phút và rau khoảng 1 đến 2 phút tùy loại.
Ăn quá nóng
Ăn lẩu lúc trời lạnh là món ăn tuyệt vời không thể chê được. Người ta thường nói ăn lẩu “một nóng đánh bại ba tươi”, có nghĩa là phải thật nóng, yếu tố nóng quyết định vị ngon của lẩu hơn cả yếu tố rau tươi, thịt tươi.
Tuy nhiên, việc ăn quá nóng với đồ ăn vừa được gắp ra từ nồi lẩu có nhiệt độ lên tới 120 độ C, nhiệt độ đồ ăn sẽ trên 50-60 độ C rất dễ làm tổn thương khoang miệng, dạ dày và thực quản.
Ngoài ra, gia vị cay nóng kèm với nhiệt độ cao của đồ ăn sẽ gây kích thích đường tiêu hóa, gây hại cho sức khỏe của bạn. Vì vậy, đồ ăn gắp từ nồi lẩu ra bạn nên cho vào một cái đĩa/bát để nguội bớt, sau đó mới ăn.
Ăn không điều độ
Lẩu cho dù có ngon như thế nào thì cũng không nên ăn liên tục, 1-2 tuần ăn một lần là được.
Đồng thời, khi ăn lẩu không nên ngồi quá lâu, khi ngồi ăn liền tù tì mấy tiếng, dạ dày, đường ruột liên tục làm việc, dịch tiêu hóa bài tiết giảm đi, thời gian dài như thế sẽ gây ra rối loạn chức năng tiêu hoá.
Ngoài ra, ăn nhiều uống nhiều còn có thể gây ra viêm tuyến tụy, bệnh về đường ruột, dạ dày.
Rau rửa không sạch – tăng nguy cơ nhiễm giun sán, ngộ độc thực phẩm
Rau cần, rau cải, cải cúc, cải thảo, rau muống,... là những loại rau dùng phổ biến khi ăn lẩu. Khi rửa số lượng rau lớn bạn cần phải rửa cẩn thận, sạch sẽ. Nếu rửa không sạch, bạn sẽ tăng nguy cơ nhiễm giun sán, nang sán, các vi khuẩn, virus nặng hơn là ngộ độc thức ăn.
Vì vậy trước khi ăn, bạn hãy nhặt rau thật kỹ, sau đó rửa riêng từng loại khoảng 3 đến 4 lần nước cho thật sạch.
Nếu được bạn nên mua rau trước khi ăn lẩu 4 đến 5 tiếng để nhặt sơ qua sau đó ngâm trong nước muối hoặc các dung dịch sát khuẩn để loại bỏ các vết bẩn, tiêu diệt vật ký sinh.
Cho quá nhiều bột ngọt, gia vị nấu lẩu
Nhiều bà nội trợ có sở thích cho nhiều bột ngọt để nước dùng ngon ngọt, cho lượng lớn sa tế để lẩu dậy mùi thơm cay nồng, ăn mùa lạnh sẽ làm cơ thể ấm nóng lên.
Tuy nhiên, sa tế chỉ là bột ớt chưng với dầu, nước và một số gia vị khác. Hầu hết các nhà sản xuất sa tế không cung cấp nguồn gốc loại ớt, thậm chí có những loại sa tế không có tên cơ sở sản xuất hoặc nhập nhèm hạn sử dụng… Vì vậy, độ an toàn từ sa tế càng thấp.
Ngoài ra, nhiều người cho nhiều bột ngọt (mì chính) hay gia vị nấu lẩu vào nước lẩu để đánh lừa khẩu vị. Thực tế, hỗn hợp hóa chất tạo độ ngọt, giống vị ngọt từ xương và tạo hương vị món ăn có thể tạo cảm giác thơm ngon nhưng nghèo giá trị dinh dưỡng.
Không chỉ thế, sản phẩm trôi nổi không nhãn mác còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ chứa hóa chất, phẩm màu độc hại, kim loại nặng.., dùng nhiều có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Không phải loại rau nào cũng nhúng lẩu được
Mọi người cứ nghĩ rằng loại rau nào cũng có thể dùng để nhúng lẩu nhưng thực tế, mỗi loại lẩu lại phù hợp với từng rau riêng. Nếu kết hợp không đúng có thể gây tổn hại sức khỏe.
Để nước lẩu quá lâu – thực phẩm mất chất, sinh chất độc hại cho sức khỏe
Nước lẩu bị đun quá lâu hàm lượng nitric tăng cao, các loại vitamin bị phân hủy, lượng chất béo cũng bão hòa và gây hại cho cơ thể. Để nước lẩu ngon và có lợi cho sức khỏe, bạn nên thay nước lẩu sau 60 phút.
Một số kiêng kị cụ thể cho từng loại lẩu
- Lẩu bò tuyệt đối không ăn kèm rau mùng tơi vì sẽ gây đau bụng, khiến bụng đầy hơi khó tiêu, thậm chí táo bón.
- Lẩu gà tuyệt đối không được ăn với rau kinh giới. Bởi theo Đông y, chúng sẽ "đánh nhau", gây ra chứng chóng mặt, ù tai hoặc run rẩy toàn thân, ngứa ngáy vùng đầu não.
- Lẩu riêu cua tuyệt đối không ăn với cần tây và khoai lang và khoai tây. Cua ăn chung với cần tây sẽ ảnh hưởng tới sự hấp thu protein của cơ thể, còn khi ăn chung với khoai lang, khoai tây dễ gây sỏi trong cơ thể.
- Lẩu thịt dê không ăn kèm giấm vì giấm sẽ phá hủy, làm giảm bớt những thành phần dinh dưỡng quý nhất ở thịt dê.
Theo Khỏe & Đẹp
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Từ mùng 1 Tết, 3 con giáp này sẽ chính thức đổi vận, tài lộc dồi dào và tình duyên gặp nhiều may mắn
Không gian Tết xưa ở làng cổ Đường Lâm hút giới trẻ
4 “hiện tượng lạ” xuất hiện gần cuối năm, rất khác so với những năm trước
Nghề ‘hốt bạc’, kiếm bội tiền ngày 29 Tết, nghe xong ai cũng kêu ‘dễ ợt’
Top 4 con giáp may mắn ngày mùng 1 Tết Ất Tỵ 2025: Được thần tài gõ cửa, vạn sự như ý
Những món ăn nhất định phải thưởng thức trong ngày đầu năm mới để mang lại nhiều may mắn
Cột tin quảng cáo