Những sai lầm khi dùng muối nấu ăn bạn cần biết
Đây là phần thịt ngon nhất của con lợn, chỉ bà nội trợ thông thái mới biết / Trẻ càng ăn nhiều cá càng thông minh, 4 loại cá giúp trẻ tăng chỉ số IQ cao vút
Muối ăn là một loại gia vị đặc biệt, rất cần thiết cho mọi hoạt động của cơ thể con người. Tuy nhiên, dùng lượng muối bao nhiêu trong bữa ăn hàng ngày là thích hợpkhông phải điều đơn giản. Ăn mặn không chỉ khiến chúng ta uống nước nhiều hơn vì khát, từ đó khiến cơ thể bị tích nước gây tăng huyết áp. Bên cạnh đó, nó còn khiến hệ bài tiết bị quá tải, là nguyên nhân của suy giảm chức năng hoạt động của thận, tim, tiết niệu...
Dù vậy, việc ăn quá ít hoặc loại bỏ hoàn toàn muối khỏi chế độ ăn cũng là việc không nên làm. Bởi ăn quá ít muối sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, chán ăn, suy giảm các chức năng nội tạng nếu tình trạng diễn ra trong thời gian dài. Ngoài ra, muối giúp duy trì áp lực thẩm thấu, cân bằng lượng nước trong cơ thể nên nếu bạn không ăn muối, cơ thể mất cân bằng sẽ dẫn tới nhiều bệnh về nội tạng và suy kiệt cơ thể khác.
Những sai lầm sau chính là điều được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên khi chế biến thực phẩm để tránh nạp quá nhiều muối vào cơ thể:
Rửa ướp thực phẩm bằng muối trước khi nấu
Với cá, thịt chúng ta thường có thói quen dùng muối rửa sát khuẩn bên ngoài hoặc ướp để khử mùi hôi, tanh và làm sạch chúng hơn. Thế nhưng điều này lại khiến một lượng muối ngấm vào thực phẩm mà bạn không hề để ý tới. Khi chế biến, chúng ta tiếp tục nêm nếm muối/ mắm vừa ăn vào món đó, chính hành động này khiến lượng muối trong món ăn bị nhân lên và kẻ chịu tội không ai khác là chính chúng ta.
Luộc rau cho thêm muối để xanh hơn
Nhiều người truyền tai nhau kinh nghiệm luộc rau để mở vung, cho thêm chút muối, bột canh sẽ khiến rau xanh hơn. Đây là một sai lầm lớn của mọi người bởi người Việt Nam chúng ta có thói quen dùng mắm chấm cho các món luộc, việc cho muối hay không không thể khiến chúng ta bỏ qua mắm chấm trong mâm cơm. Chính điều đó đã khiến chúng ta vô tình ăn vượt lượng muối cần thiết và tạo áp lực cho cơ thể mình.
Thay vì dùng muối khi luộc rau, hãy thử nhữngbí quyết để giữ cho rau được xanh tươi, hấp dẫn sau khi chế biến dưới đây:
Dùng giấm, chanh
Một vài giọt nước cốt chanh hoặc giọt giấm cho vào nước luộc sẽ giúp giữ màu các loại rau củ như súp lơ, cà rốt đấy. Không chỉ vậy, cho thêm chanh, giấm còn khiến hương vị các loại rau củ này sau khi luộc thêm phần ngon miệng hơn.
Dùng dầu ăn
Khi luộc các loại rau xanh, hãy cho vài giọt dầu ăn vào nồi luộc để dầu phủ bên ngoài rau sẽ khiến chúng có màu xanh vàbóng mượt hơn nhiều. Tuy nhiên, phần nước luộc sẽ có chút váng mỡ và khiến hương vị nước luộc không được hợp khẩu vị của nhiều người, vậy nên bạn nên cân nhắc khi sử dụng cách này.
Cách luộc
Một lưu ý khác là hãy đậy nắp vung khi luộc, nghe sẽ rất lạ với nhiều người nhưng việc đậy nắp vung giữ cho nhiệt được trải đều trên bề mặt rau, khiến chúng nhanh chín và xanh hơn. Bên cạnh đó, chỉ cho rau vào nồi luộc khi nước đã sôi hoàn toàn và cho một lượng nước đủ để ngập rau như vậy sẽ khiến rau luộc được xanh hơn. Khi rau chín tới hãy vớt ra luôn, vừa đảm bảo lượng vitamin trong rau mà còn không làm mất màu xanh của món rau luộc.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Sốc với món quà cưới độc đáo từ hội người yêu cũ của chồng: Đám cưới tưởng chừng hạnh phúc bỗng hóa "biến cố" không tưởng!
Bí quyết để cây trầu bà mọc lá xanh mướt: Cho cây uống 2 loại “nước” rẻ tiền mà nhà nào cũng có sẵn
Lời dạy Quỷ Cốc Tử rằng trước khi vận rủi ập đến, con người sẽ gặp 4 điềm báo này, cần nhạy bén để nhận ra và hóa giải nó
Đằng sau việc nhà hàng phục vụ lạc rang trước bữa ăn: Lý do thật sự chắc chắn sẽ khiến bạn phải trầm trồ
Chồng nhất quyết không đồng ý biếu Tết ông bà ngoại 5 triệu, tôi quăng luôn tập tiền, tuyên bố với chồng luôn 1 điều “xanh rờn”
Tục ngữ có câu: “Bước vào tháng mười hai âm lịch, đừng hỏi ai năm điều này', điều cấm kỵ dân gian có chính đáng không?