Nhiều mẹ thắc mắc rằng luôn chuẩn bị những món ăn bổ dưỡng cho con nhưng bé luôn trong tình trạng nhẹ cân, thiếu cân.
Điều đó một phần nguyên nhân có thể xuất phát từ cách nấu cháo ăn dặm cho bé của mẹ.
Một số sai lầm của mẹ khi nấu có thể dẫn tới món cháo bị mất chất dinh dưỡng.
Nhiều mẹ lo rằng cháo ăn dặm quá nhạt có thể khiến bé lười ăn dẫn đến thiếu dinh dưỡng. Vì lẽ đó, mẹ nêm thêm muối, gia vị vào cháo của con mà không biết rằng điều này gây hại cho hệ tiêu hóa của trẻ.
Việcthêm muối vào cháo ăn dặm của trẻcòn khiến bé bị suy thận, làm hao hụt canxi.
Từ đódẫn đến thấp lùn còi cọc, muối cũng gây hại cho não trẻ khiến bé chậm phát triển tí não, khù khờ, kém thông minh.
Thực ra, lượng muối tự nhiên có trong thịt cá, các loại rau đã đủ nhu cầu cho trẻ, mẹ không cần phải thêm muối hay bất cứ gia vị nào vào cháo của con nữa.
Có không ít bà mẹ hầu như ngày nào cũng chăm chỉ hầm xương để lấy nướcnấu cháo cho con.
Vì mẹ nghĩ rằng việc này sẽ giúp cung cấp thêm nhiều chất dinh dưỡng cho trẻ, đặc biệt là canxi, sẽ giúp con cứng cáp hơn.
Nhưng thực tế thì việc hầm xương chỉ có tác dụngcho vị ngọt và mùi thơm. Những chất đạm vẫn còn trong xác thịt, xương.
Trong nước hầm xương chỉ có rất ít protein và canxi.
Do đó, khi nấu cháo bằng nước xương mẹ vẫn phải nấu cho bé ăn cả phần cái (xác) của thực phẩm bằng cách băm nhuyễn, cắt nhỏ, nấu mềm…
Và một tuần mẹ chỉ nên ninh xương nấu cháo cho con từ 1-2 lần để bé không chán ăn.
Mẹ cho bé ăn cháo được ninh bằng nước hầm xương trong thời gian dài dễ khiến con còi cọc, chậm phát triển do thiếu canxi và protein nghiêm trọng.
Dầu cá, dầu thực vật là nhóm chất dinh dưỡng quan trọng đóng vai trò chính trong việc cung cấp năng lượng cho trẻ.
Nhưng nhiều mẹ lại cho rằng thêm dầu ăn vào cháo sẽ khiến bé bị đau bụng và khiếnbé không thể nào hấp thụ được dưỡng chất.
Đây là suy nghĩ hết sức sai lầm khiến trẻ chậm lớn và ảnh hưởng đến trí thông minh.
Chính vì vậy, khi cháo sắp chín, mẹ nên cho vào đó từ 1 đến 2 thìa dầu ăn (bao gồm cả dầu thực vật, mỡ và dầu cá…). Mẹ nên nhớ không cho dầu ăn ngay từ khi bắt đầu nấu.
Để tiết kiệm thời gian, một số mẹ thường nấu một nồi cháo to, cho hết các nguyên liệu như thịt cá, rau củ vào và để dành hâm đi hâm lại cho bé ăn suốt ngày.
Cách làm này khiến nguồn dinh dưỡng hao hụt đáng kể cũng như có thể gây hại cho hệ tiêu hóa, đường ruột và ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ khi cháo có dấu hiệu ôi thiu, vi sinh vật phát triển.
Nếu quá bận rộn, không thể nấu ăn cho con mỗi bữa, mẹ có thể nấu một nồi cháo trắng, mỗi lần cho trẻ ăn, lấy một phần nhỏ để chế biến cùng thịt cá, rau củ.
Làm như vậy sẽ không phải hâm cháo nhiều lần khiến lượng dinh dưỡng hao hụt và bé cũng đỡ ngán.
Mẹ cứ so sánh hai nồi cháo được nấu theo hai cách khác nhau như trên sẽ thấy được chất lượng của mỗi nồi cũng khác nhau.