Những sai lầm khi uống sữa khiến “cái miệng hại cái thân”
Chuyện động trời nhưng đáng thương của việc chị dâu vờ mang thai nhưng bị em chồng biết được / 5 dấu hiệu của bàn tay cho thấy người hay đau ốm, dễ mắc bệnh
Không uống sữa với cam, chanh. Không nên ăn cam, chanh trước, trong và sau một giờ trước uống sữa. Axit trong cam, chanh khi gặp protein trong sữa sẽ khiến cho protein bị biến tính, làm giảm giá trị dinh dưỡng, gây ảnh hưởng đến tiêu hóa và hấp thụ sữa trong cơ thể con người.
Không uống sữa cùng thuốc. Một số người thích uống sữa thay vì nước lọc khi họ uống thuốc. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, uống thuốc gần với thời gian uống sữa sẽ tạo một lớp màng bao phủ bên ngoài viên thuốc, ion canxi và ion magie trong sữa sẽ gây ra phản ứng hóa học tạo thành chất không tan trong nước, làm giảm hiệu quả của thuốc và gây nguy hại đến cơ thể. Vì vậy tốt nhất, trong 1-2 tiếng trước và sau khi uống thuốc tốt nhất không nên uống sữa.
Không uống sữa khi đói. Khi đói, sự nhu động trong dạ dày và ruột diễn ra nhanh, sữa sẽ chỉ “ở trọ” trong dạ dày một thời gian rất ngắn, nên chất dinh dưỡng sẽ không được tiêu hóa và hấp thụ hết.
Vì tốt nhất là nên ăn kèm với đồ ăn giàu tinh bột như: bánh mì, bánh bao,… thì sữa sẽ ở lâu trong dạ dày hơn, giúp cơ thể có thời gian để hấp thụ được đầy đủ hàm lượng dinh dưỡng phong phú trong sữa.
Không uống sữa khi ăn trứng. Các chuyên gia chỉ ra uống sữa và ăn trứng vào bữa sáng chỉ cung cấp nhiều chất đạm chứ không đủ năng lượng. Trong sữa có chứa một hàm lượng chất lactose. Lactose là một thể trong hai loai đường galactose và glucose dimmer. Trong trứng lại có chứa rất nhiều chất protein, giúp phân giải các acid amin. Nếu ăn hai loại thực phẩm này cùng với nhau thì cơ thể chúng ta rất khó hấp thụ chất lactose. Hơn nữa, các chất dinh dưỡng khác lại khó được tiêu hóa. Chính vì thế mà bạn nên hạn chế ăn hai loại thực phẩm này với nhau.
Không uống sữa với ăn sô cô la. Sữa giàu protein và canxi, trong khi sô cô la chứa axit oxalic. Ăn hai loại thực phẩm này lại với nhau sẽ dẫn đến sự hình thành của canxi oxalat không hòa tan, sẽ mang lại ảnh hưởng lớn đến sự hấp thu canxi. Ngoài ra, nó thậm chí có thể gây ra một số hiện tượng như tóc khô, tiêu chảy, tăng trưởng chậm, dễ gãy xương và tăng tỷ lệ sỏi thận.
Không uống sữa quá đặc. Bạn thường thấy các hộp sữa công thức hướng dẫn cách pha sữa với tỷ lệ sữa - nước một cách rất cụ thể. Sữa pha đặc hay loãng đều không tốt cho sức khỏe. Nếu pha loãng thì không đủ dinh dưỡng cho cơ thể. Còn sữa pha đặc, nhất là đối với trẻ em khi ống sữa pha đặc thường sẽ gây ra đau bụng, táo bón, ăn uống không ngon hoặc thậm chí cự tuyệt thức ăn, bị xuất huyết đường ruột cấp tính do các cơ quan nội tạng của bé còn non yếu, không chịu được gánh nặng này.
Thời điểm uống sữa tốt nhất cho sức khỏe. Nhiều người thường có thói quen uống sữa vào buổi sáng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, uống sữa vào buổi sáng sớm không phải là tốt nhất. Các hoóc môn tăng trưởng trong máu người tương đối thấp và sau khi ăn cơm khoảng 3-4 giờ đồng hồ thì cao hơn một chút. Và nồng độ hoóc môn tăng trưởng lại tăng cao đột ngột sau khi chìm vào giấc ngủ sâu khoảng hơn một giờ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Con lợn nặng cả tạ nhưng có 1 bộ phận chỉ nặng 2 lạng vô cùng quý, bổ như nhân sâm, không phải ai cũng biết để ăn
Các cụ khuyên nhủ: 'Con rể lên giường, nhà tan cửa nát', tại sao lại nói như vậy?
Sự khác biệt giữa những người thường xuyên đến thăm mộ và những người không đến là gì?
Tử vi tuần mới (25/11 - 1/12): 3 con giáp đón nhận vận may bùng nổ, tài lộc rực rỡ từ Thần tài
Lời răn dạy của người xưa: 'Khi đến tuổi 49, đừng ở lại bốn nơi này!', ý nghĩa thực sự đằng sau là gì?
Cắm tăm vào ấm siêu tốc: Lợi ích tuyệt vời không phải ai cũng biết