Đời sống

Những sai lầm phải tránh khi ăn khoai tây - điều ai cũng cần

Những sai lầm phải tránh khi ăn khoai tây - điều ai cũng cần, bạn cũng không ngoại lệ.

Học lỏm bí quyết của Trần Kiều Ân: Tắm nước muối theo cách này để loại bỏ chất bẩn trên cơ thể hiệu quả / 4 thực phẩm mẹ càng nấu chín kỹ càng mất sạch dinh dưỡng, bé ăn mãi không lớn

Khoai tây là một trong những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Tuy nhiên, nếu không biết sử dụng khoai tây không đúng cách, sẽ trở nên vô cùng nguy hại đối với sức khỏe của bạn.

sai lầm khi ăn khoai tây
Khoai tây là một trong những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng.

Chế biến khoai tây như thế nào để tránh ngộ độc?

Khoai tây chứa các Vitamin A, C, B; các khoáng chất như phốt pho, canxi, sắt, kali; ngoài ra còn có chất xơ và protein. Khoai tây không chỉ là thực phẩm tốt mà còn là nguyên liệu làm đẹp và chữa bệnh khá hiệu quả và rất rẻ tiền.

Tuy nhiên, để tránh ngộ độc khi chế biến khoai tây, BS Nguyễn Trọng Hưng, Phó trưởng khoa Dinh dưỡng Lâm sàng và Tiết chế, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, khoai tây cũng như nhiều thực phẩm khác, khi chế biến chúng ta phải cẩn trọng, chọn những củ khoai tây tươi, ngon. Không ăn những củ khoai tây nảy mầm, biến đổi màu sắc, hoặc là màu sắc bất thường, khoai tây héo…

Ăn khoai tây với cà chua có hại không?

Theo BS Hưng, khi chế biến khoai tây, chúng ta cần gọt vỏ và ngâm khoai tây trong nước khoảng 30 phút để giảm chất acrilamit không tốt cho sức khỏe. Dù khoai tây là nguồn cung cấp tinh bột, vitamin rất tốt nhưng chúng ta không nên sử dụng quá mà chỉ nên dùng lượng vừa phải, đặc biệt đối với bệnh nhân tiểu đường, thừa cân, béo phì.

Nếu chúng ta sử dụng quá nhiều sẽ tăng cân hoặc tăng lượng đường huyết và nên sử dụng ở dạng luộc chứ không nên chiên, xào. Ví dụ, người trưởng thành khi sử dụng 1 khoai tây thay bằng nhóm ngũ cốc có thể bớt lượng cơm gạo đi (1 củ khoai tây tương đương 1-1,5gram).

 

Nhiều người tiêu dùng rất lo lắng rằng khi nấu chung khoai tây với cà chua có hại dạ dày, tạo cục vón khó tiêu, BS Hưng khẳng định, thông tin này chưa chính xác, hiện chưa có tài liệu nào nghiên cứu cụ thể về vấn đề này. Trong món ăn hàng ngày, chúng ta thường dùng khoai tây kết hợp với các thực phẩm khác để trộn salat, và ăn rất ngon.

Hạn chế ăn nếu bị tiểu đường

Những người mắc bệnh tiểu đường thường có hàm lượng đường trong máu cao nên những người bị bệnh tiểu đường nên chú ý nếu ăn những thực phẩm giàu carbohydrat và tránh tiêu thụ chúng.

Trong khoai tây có vị ngọt, béo và giàu tinh bột do đó những người mắc bệnh tiểu đường chỉ nên ăn từ 50 đến 60% lượng tinh bột so với những người bình thường.

Không bảo quản trong tủ lạnh

 

Khoai tây là một trong những thực phẩm mà bạn không nên bảo quản trong tủ lạnh do khi để ở nhiệt độ dưới 7 độ C, tinh bột trong khoai tây sẽ chuyển thành đường.

Lúc này hương vị khoai tây không được tươi và ngon như lúc đầu. Cách tốt nhất là bạn nên để trong túi giấy và để ở nơi không có ánh sáng Mặt Trời.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm