Những sai lầm trong thói quen vệ sinh bình sữa, khiến trẻ dễ mắc bệnh
Tại sao tất cả khăn trải giường của khách sạn đều có màu trắng? Nhân viên phận dọn phòng tiết lộ: Để thuận tiện cho '5 việc' này / Đừng dùng đầu tôm để nấu canh nữa! Ngoài phần đầu, đây là những bộ phận của tôm mà bạn không nên ăn
Không rửa bình sữa ngay sau khi con uống
Sai lầm này không ít cha mẹ mắc phải. Vì bận việc hoặc ngại rửa ngay mà nhiều người có thói quen con uống sữa xong thì để bình ngay trên bàn, đợi gom nhiều bình mới rửa cùng lúc. Đặc biệt các bé uống sữa đêm, cha mẹ rất hay đợi đến sáng mới mang bình sữa của con đi rửa.
Nếu không vệ sinh bình sữa ngay sau khi trẻ uống xong, nó có thể sản sinh ra vi khuẩn mà sau đó, cha mẹ rửa cũng không thể làm sạch hết.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Không tiệt trùng bình sữa đúng cách
Dùng cọ bình sữa và nước rửa bình sữa chuyên dụng, chà rửa kĩ càng mặt trong và mặt ngoài của bình sữa, sau đó rửa thật sạch bằng nước. Nếu bạn nghĩ rằng đây là cách vệ sinh bình sữa đúng thì bạn đã lầm. Mắt thường có thể thấy cách làm này là đủ để bình sữa sạch sẽ nhưng chưa chắc đã sạch hết vi khuẩn. Tiệt trùng là bước quan trọng khi vệ sinh bình sữa cho trẻ. Bước này nên được thực hiện ngay sau khi đã rửa sạch bình bằng nước rửa bình sữa chuyên dụng và nước.
Chỉ rửa bình sữa bằng nước sạch
Quan niệm tráng qua bằng nước sạch sau đó tiệt trùng bằng nước sôi của nhiều mẹ là không chính xác. Thành phần chất béo trong sữa không thể làm sạch hoàn toàn bằng nước, dẫn tới việc sữa còn dư bám két vào thành bình, đáy bình, núm ti. Đây là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn có hại sinh sôi, dễ gây ra các bệnh lý đường ruột và tiêu hoá cho bé. Chính vì vậy, mẹ cần rửa bình bằng dụng cụ phù hợp cùng nước rửa bình chuyên dụng và tráng nhiều lần bằng nước mới có thể đảm bảo sữa thừa đã được rửa sạch hoàn toàn.
Không tháo rời núm bình sữa khi rửa
Một sai lầm nữa cũng nhiều bố mẹ mắc phải đó là rửa bình sữa vội vàng, không cẩn thận tháo rời phần núm bình bằng cao su hoặc silicon. Núm ti của bình sữa là bộ phận bé tiếp xúc khi uống sữa hàng ngày, do đó cần làm sạch kỹ hơn so với những bộ phận khác. Nếu mẹ chỉ làm sạch toàn bộ bình sữa theo cách thông thường, mẹ sẽ bị bỏ qua những phần khe kẽ còn dính sữa thừa, khiến bé dễ gặp vấn đề về tiêu hoá. Để khắc phục điều đó, khi rửa bình cho bé mẹ cần tách riêng phần núm silicon, vệ sinh kỹ phần núm này bằng dụng cụ phù hợp, đặc biệt là vùng tiếp xúc với nhựa dễ bám cặn sữa và phần đầu núm nhỏ khó vệ sinh.
Để bình sữa đọng nước sau khi rửa
Có những phụ huynh nghĩ rằng bình sữa đã được rửa sạch, chẳng mấy tiếng nữa lại pha sữa cho con uống nên bỏ qua bước làm khô bình sữa. Cha mẹ nên nhớ rằng nước ẩm ướt trong bình cũng là môi trường dễ sản sinh vi khuẩn.
Sau khi rửa sạch, cần phơi bình sữa ở nơi thoáng mát để khô hết mới sử dụng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chăm sóc mẹ già suốt 10 năm nhưng không được chia mảnh đất nào, đến lúc đọc kỹ lại di chúc tôi mới òa khóc
Tử vi ngày 22/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Mão công việc thăng hoa, tuổi Tỵ cẩn thận sai lầm
Mẹo vệ sinh quạt điện trong 5 phút không cần tháo khung hay rửa nước sạch bong như mới
Loại rau dại từng cho lợn ăn giờ được săn lùng với giá 500 nghìn đồng/kg
Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người
Con gái dắt 3 chú chó Ngao Tạng đi bộ mãi không về, bố đi tìm thấy cảnh tượng dở khóc dở cười