Đời sống

Những sự thật khoa học về trẻ sơ sinh ít người biết

Thế giới dưới góc nhìn của trẻ sơ sinh sẽ thế nào? Thau nhi liệu có thế 'sống' mãi mãi trong cơ thể người mẹ hay không?... Cùng khám phá thêm những sự thật thú vị trong bài viết dưới đây.

Trồng cây ăn lá, bán loài có hương, nông dân phất lên trông thấy / Một xã thu 45 tỷ đồng từ trồng ổi

Việc trẻ sơ sinh đột nhiên khóc vào ban đêm mà không hề có một lý do nào, có lẽ là điều khiến không ít ông bố, bà mẹ phải đặt câu hỏi. Dưới góc độ khoa học, có khá nhiều giả thiết thú vị cho hành động này và một trong số đó chính là “để ngăn ngừa việc có thêm một người em”.

David Haig – người đề ra giả thuyết này – cho rằng, hành vi khóc không có nguyên do của trẻ là kết quả của quá trình tiến hóa. Cũng theo lời giải thích của nhà khoa học này, một đứa trẻ sẽ có nhiều cơ hội để sống sót và phát triển hơn nếu bố mẹ của nó phải chăm sóc ít người con nhất có thể. Đương nhiên, việc thường xuyên quấy phá vào giờ ngủ sẽ là một cách cực kỳ hữu hiệu cho mục tiêu này.

Khác với người trưởng thành, một đứa trẻ vừa được sinh ra sẽ chỉ nhìn thấy thế giới với 2 tông màu đen-trắng. Cũng vì thị lực chưa thể phát triển toàn vẹn, em bé sẽ chỉ có thể thấy rõ những vật thể ở khoảng cách 12 in (khoảng 30 cm). Trong đó, 10 in (khoảng 25 cm) là khoảng cách tối ưu nhất để trẻ có thể phân biệt các gương mặt và vật thể khác nhau, điều thú vị là đây cũng chính là khoảng cách giữa trẻ và gương mặt của người mẹ khi đang bú sữa.

Các nhà khoa học đã thực hiện một nghiên cứu trên bộ não của 59 phụ nữ, đã qua đời trong độ tuổi từ 32 đến 101, và họ đã phát hiện đến 37 trường hợp có dấu vết của nhiễm sắc thể giới tính Nam, “Y”. Ở phụ nữ bình thường, nhiễm sắc thể “Y” chỉ có thể xuất hiện trong cơ thể họ vào thời kỳ mang thai, bởi lúc này bào thai sẽ chia sẻ các tế bào mới hình thành với sản phụ. Cụ thể hơn, một vài tế bào của thai nhi sẽ du nhập vào cơ thể người mẹ, tiếp tục nhân bản ra nhiều tế bào mới và tồn tại suốt nhiều năm trời. Được biết, trong thí nghiệm kể trên, trường hợp phát hiện nhiễm sắc thể Y ở não bộ lớn tuổi nhất là một cụ bà đã 94 tuổi.

Trong suốt 7 tháng đầu sau khi sinh ra, trẻ em chưa thể khám phá thế giới mới bằng ngón tay của mình, bởi lúc này kỹ năng vận động của chúng vẫn còn rất hạn chế. Tuy nhiên, vào thời kỳ này, trẻ đã có thể sử dụng lưỡi và môi của mình một cách thành thục. Do đó, việc cho mọi thứ vào miệng cũng chính là cách trẻ tìm hiểu về những điều mới lạ xung quanh mình.

Bộ não của trẻ tiêu thụ đến 50% lượng đường Glucose mà cơ thể hấp thụ được từ thực phẩm, con số này cao gấp 2,5 lần so với người trưởng thành (20%). Do đó, trẻ sơ sinh thường ngủ rất nhiều bởi lúc này cơ thể sẽ hấp thụ glucose nhanh hơn khi đang thức.

Có một điều rất dễ nhận thấy là trẻ sơ sinh sẽ ăn rất nhiều bữa nhỏ trong ngày, thay vì ba bữa chính như người lớn. Điều khác biệt này xuất phát từ việc dạ dày của trẻ khi vừa được sinh ra chỉ lớn bằng hạt Phỉ. Đương nhiên, với kích thước tí hon này, trẻ khó lòng có thể ăn quá nhiều trong một bữa. Dẫu vậy, cơ quan chứa thức ăn này lại phát triển với tốc độ chóng mặt. Theo đó, chỉ sau 2 tuần đầu nó đã có thể to ra bằng một quả trứng!

Theo dantri.com.vn
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm