Những tác dụng trị bệnh kỳ diệu từ lá lốt mà bạn nên biết
DNVN - Bên cạnh việc dùng lá lốt làm thức ăn, từ lâu, dân gian ta đã lưu truyền rất nhiều bài thuốc hay từ loại cây này và dùng chúng phổ biến trong việc chữa bệnh, nâng cao sức khoẻ cũng như cải thiện chất lượng cuộc sống.
Một nắm lá lốt nấu nước uống sẽ chữa được 9 căn bệnh thường gặp này / Các bài thuốc trị bệnh từ lá lốt
Những điều cần biết về lá lốt
Đây là loại cây thân thảo có độ cao trung bình từ 30 - 40 cm, mọc chủ yếu ở những nơi râm mát. Thân cây chia thành nhiều đốt nhỏ. Lá đơn, xòe to hình trái tim, phần trên phiến có nhiều gân xanh nổi lên, màu nhạt hơn so với phần dưới. Hoa mọc thành từng cụm ở nách lá, màu trắng, lâu tàn. Quả của cây này thường là quả mọng và có chứa hạt bên trong.
Theo đông y, lá lốt có vị nồng, tính ấm nên giúp chống hàn, giảm đau nhức xương khớp rất hiệu quả. Nghiên cứu của y học hiện đại cũng đã chỉ ra rằng, trong lá lốt có chứa nhiều ankaloid và tinh dầu với thành phần chính là benzylaxetat, caryophylen. Đây đều là những chất có tác dụng tốt đối với sức khoẻ.
Lá lốt. Ảnh: thuocdantoc.vn
Một vài công dụng trị bệnh của lá lốt
- Chữa đau nhức xương khớp khi trời trở lạnh: Dùng 30g lá lốt tươi nấu với 2 bát nước cho đến khi còn nửa bát thịt ngưng lại, uống sau bữa ăn tối và dùng trong 10 ngày liên tục để có được hiệu quả rõ rệt.
- Trị kiết lỵ: Dùng 1 nắm lá lốt tươi rửa sạch, sắc lấy nước uống trong ngày.
- "Đánh bay" chứng ra mồ hôi tay, chân: Dùng 30g lá lốt tươi đun sôi với 1 lít nước có hoà chút muối ăn sau đó ngâm chân thư giãn khi nước còn ấm. Kiên trì áp dụng cách làm trên mỗi ngày, sau khoảng 1 tháng, chứng ra mồ hôi khó chịu sẽ hoàn toàn biến mất.
- Chữa mụn nhọt: Dùng mỗi loại 15g gồm lá lốt, lá chanh, lá ráy, tía tô rửa sạch sau đó giã nhỏ; lấy phần vỏ trong của cây chanh phơi khô, tán thành bột rồi đắp chúng vào nơi có mụn. Áp dụng cách này 1 lần/ngày, trong 3 ngày liên tục.
- Trị đau bụng do trời lạnh: Dùng 200g lá lốt tươi rửa sạch, đun sôi với 300ml nước cho đến khi còn lại 100ml thì tắt bếp, uống trước bữa ăn tối, khi nước còn ấm và dùng liên tục 2 ngày để mang lại hiệu quả.
- Giải cảm: Chuẩn bị nguyên liệu gồm 20g lá lốt, 1/2 củ hành tây, vài nhánh hành hương, 1 tép tỏi, gừng, 1 nắm gạo và gia vị. Cho gạo vào nấu cháo như bình thường, khi gạo chín, nở đều ta cho những thực phẩm còn lại vào và nêm nếm cho vừa ăn, dùng khi còn nóng kết hợp với lau mồ hồ cho người bệnh.
Lưu ý
Chỉ nên dùng lá lốt với một lượng vừa phải, khoảng 50 - 100g. Cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi sử dụng để tránh gây tác dụng phụ và chống chỉ định với người bị táo bón, nhiệt miệng, nóng trong.
Kiều Trinh (tổng hợp)
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
3 ngày cuối năm 2024: 4 con giáp đón vận may tài lộc ngập tràn
4 con giáp may mắn cuối tuần này (28-29/12): Gặt hái thành tựu lớn trước thềm năm mới
Người xưa có câu: “Tứ không bình thường thì gia đình sẽ gặp nạn”, là điềm báo gì?
Bắt đầu từ 28/12: 3 con giáp may mắn “thời tới cản không nổi” – cơ hội vàng để bứt phá!
5 cái tên bị cấm khai sinh ở Việt Nam: Là tên gì và tại sao?
Tử vi ngày 28/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Hợi rực rỡ cơ hội thăng tiến, Sửu cần đối mặt thách thức
Cột tin quảng cáo