DNVN – Lá lốt có vị cay, mùi thơm, tính ấm. Ngoài việc được sử dụng làm gia vị, lá lốt còn là nguyên liệu thường được dùng trong các bài thuốc dân gian, đem lại hiệu quả trị bệnh cao và an toàn.
Đặc điểm của cây lá lốt
Lá lốt là cây thân thảo, cao từ 40 – 50cm. Ở mặt ngoài của thân có nhiều đường rãnh dọc, lá đơn, mọc so le và có hình tim. Hoa dạng bông đơn và quả thường chứa một hạt.
Cây lá lốt thường mọc hoang ở nơi ẩm ướt, ven sông,… Một số nơi còn trồng lá lốt để lấy lá làm rau gia vị.
Lá lốt trị say độc nấm, rắn cắn
Nguyên liệu:
Lá lốt, lá khế, lá cây đậu ván mỗi loại 50g.
Cách làm:
- Rửa sạch rồi giã nhuyễn cả 3 loại lá, thêm nước ấm, khuấy đều.
- Lọc lấy nước cốt, uống trong 1 – 2 ngày.
Giảm đau lưng, tê bì chân tay
Nguyên liệu:
- Lá lốt, lá ngải cứu dùng với lượng tương đương nhau.
- Giấm ăn.
Cách làm:
- Rửa sạch rồi giã nhuyễn lá lốt và lá ngải cứu.
- Cho thêm giấm vào và chưng cất thủy (tạo hỗn hợp sền sệt).
- Cho hỗn hợp trên vào khăn mỏng, sau đó chườm lên chỗ đau nhức.
- Thực hiện đều đặn trong vòng một tuần sẽ cải thiện được tình trạng đau nhức.
Trị mụn nhọt lâu ngày không lành
Nguyên liệu:
- Lá lốt, lá chanh, lá ráy, lá tía tô, mỗi vị 15 g.
- Thân cây chanh.
Cách làm:
- Bỏ phần vỏ ngoài của thân cây chanh, lấy lớp vỏ bên trong, phơi khô rồi giã mịn.
- Ray bột vỏ chanh lên vết mụn nhọt.
- Rửa sạch các loại lá lốt, lá chanh, lá ráy, lá tía tô rồi giã nhuyễn.
- Đắp hỗn hợp trên vào nơi có mụn nhọt rồi băng lại.
- Mỗi ngày đắp 1 lần vào buổi chiều tối, đắp liên tục trong vòng 3 ngày.
Chữa đau bụng do trời lạnh
Nguyên liệu:
- Lá lốt 20g.
- 3 chén nước (loại chén nhỏ dùng ăn cơm).
Cách làm:
- Đun sôi lá lốt với 3 chén nước còn lại 1 chén.
- Uống ngay khi còn ấm và liên tục trong 2 ngày (nên uống trước bữa ăn).
Tuệ Tâm (tổng hợp)