Đời sống

Những tác hại nguy hiểm khi uống nước lạnh trong thời tiết nắng nóng

Rất nhiều người có thói quen uống nước lạnh khi cảm thấy khát, đặc biệt là trong những ngày hè oi bức. Tuy nhiên, uống nước lạnh lại tiềm ẩn nhiều nguy hiểm tới sức khỏe không phải ai cũng biết.

Tuần nào bố mẹ cũng gửi thức ăn cho, vợ chồng tôi hí hửng mừng vui, cho đến ngày chị dâu tới và tiết lộ một chuyện khiến tôi chao đảo / Vừa "phốt" chị dâu lên mạng xã hội, tôi đã bị mẹ chồng gọi điện mắng tới tấp, sau đó là cả nhà chồng ập vào đòi từ mặt

Thời tiết nắng nóng, rất nhiều người có thói quen uống nước đá (nước lạnh) để thỏa mãn cơn khát, giúp xua tan cơn nóng bức trong người. Tuy nhiên, uống nước đá không những không làm bớt khát mà còn không hề tốt đối với cơ thể.

Theo Healthline, uống nước đá, các phân tử nước trong nước lúc đó đang tích hợp lại sẽ rất khó thấm vào tế bào, nên dù có uống nước lạnh thì cơ thể vẫn rất khát.

Với người có thể trạng khỏe mạnh, uống nước lạnh có thể giúp cơ thể sảng khoái nhưng đối với người mới cảm mạo, say nắng, mồ hôi không thoát ra được, cơ thể không tản nhiệt được có thể làm tăng nguy cơ sốt.

Uống nước đá lạnh không tốt cho sức khỏe. Ảnh: TL

Khi uống nước đá, hoạt động hấp thụ chất dinh dưỡng của hệ tiêu hóa để tạo ra năng lượng bị hạn chế. Điều này có thể dẫn đến mất nước. Ngoài ra, nước đá sẽ làm các mạch máu co lại, cản trở tiêu hóa và không cho phép chúng hoạt động đúng. Những vấn đề thường gặp khi uống nước lạnh là đau bụng, buồn nôn, dạ dày khó chịu.

Đối với trẻ nhỏ: Khi uống nước lạnh sẽ gây ra một số chứng bệnh như tiêu chảy, đau bụng, đau họng, ho… hơn nữa còn dễ gây bệnh viêm họng cấp tính, bệnh đường ruột…

Đối với phụ nữ trong thời kì kinh nguyệt: Uống nhiều nước lạnh sẽ khiến các mạch máu nhỏ ở khoang chậu co lại, từ đó phát sinh các hiện tượng như đau bụng kinh, thậm chí kiệt sức.

Đối với phụ nữ mang thai và người già: Hệ tiêu hóa bị giảm sút khi uống nước lạnh. Nhẹ thì sẽ dẫn đến rối loạn tiêu hóa, nặng hơn thì có thể gây ra một số bệnh về đường ruột.

Trẻ nhỏ uống nước lạnh sẽ gây ra một số chứng bệnh như tiêu chảy, đau bụng, đau họng, ho…

Đối với người bình thường, khi vừa mới vận động xong không nên uống nước lạnh bởi vì cơ thể đang có rất nhiều nhiệt được tạo ra, nếu uống nước đá lạnh có thể gây sốc nhiệt và ảnh hưởng đến đường tiêu hóa.

 

Uống nước đá lạnh ngay sau bữa ăn, nó có thể tạo ra chất nhầy dư thừa bên trong cơ thể. Điều này làm giảm chức năng của hệ thống miễn dịch, khiến cơ thể dễ bị bệnh hơn. Các vấn đề thường gặp do uống nước lạnh bao gồm sổ mũi, ho, cảm lạnh, đau họng...

Nhiều người cho rằng uống nước đá lạnh có thể khiến cơ thể làm việc nhiều hơn, do đó đốt cháy nhiều calo hơn. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn không đúng. Thực tế, nhiệt độ lạnh trong cơ thể khiến chất béo cứng lại và tắc nghẽn, khiến cơ thể khó đốt cháy chúng dẫn đến tăng cân.

Uống nước đá còn gây tác động và kích thích dây thần kinh phế vị - một phần quan trọng trong hệ thống thần kinh tự trị của cơ thể. Khi hệ thống thần kinh này bị ức chế, nhịp tim sẽ bị suy giảm.

Thay vì uống nước lạnh hãy uống nước ấm để bù nước cho cơ thể.

Uống nước ở nhiệt độ bình thường làm kích thích quá trình tiêu hóa, nhưng uống nước đá lạnh có thể gây táo bón. Uống nước lạnh khi ăn làm cho thức ăn co lại vì lạnh, ảnh hưởng đến khả năng co bóp, tiêu hóa của dạ dày, ruột, gây ra táo bón.

Kem hoặc kem đá khi dùng cũng có thể có tác dụng tương tự như nước đá lạnh. Điều này sẽ kích thích đột ngột các dây thần kinh và chúng ngay lập tức chuyển thông điệp đến não bộ, sau đó gây ra đau đầu.

 

Uống nước đá lạnh có thể làm cơ thể cảm thấy mát mẻ, sảng khoái trong một thời gian ngắn nhưng nó thực sự làm cạn kiệt năng lượng của cơ thể về lâu dài. Điều này là do cơ thể phải sử dụng thêm năng lượng để làm nóng nước lạnh khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải nhanh chóng.

Do đó, để giải khát và làm mát cơ thể khi thời tiết nóng bức có thể uống nước mát khoảng 8 - 15 độ C, nước đun sôi để nguội, nước cam, chanh, mía, dừa...và nên uống từ từ.

Thay vì uống nước đá hay nước lạnh nên sử dụng nước ấm có nhiệt độ 27- 41 độ C. Trong nước uống ấm, đơn phân tử nước hoàn toàn thẩm thấu vào tế bào để bổ sung lượng nước đã mất. Nước ấm sẽ giúp loại bỏ độc tố trong cơ thể, cải thiện lưu thông máu, giảm căng thẳng.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm