Đời sống

Những thói quen gây hại cho mắt có thể bạn chưa biết

Dụi mắt, lạm dụng thuốc nhỏ mắt, sử dụng điện thoại trong bóng tối... là những thói quen có hại cho mắt.

4 thói quen tốt vào buổi sáng giúp giảm cân nhanh mà không tốn sức, tốt cho tim mạch / 4 thói quen xấu gây tổn thọ mà nhiều người mắc phải

Dụi mắt thường xuyên

Những thói quen gây hại cho mắt có thể bạn chưa biết

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet

Khi một vật chất lạ rơi vào mắt, bạn ngay lập tức dụi mắt. Điều này có thể làm bạn cảm thấy giảm ngứa, đau ngay lúc đó, nhưng dụi mắt thường xuyên có thể dẫn đến trầy xước và biến dạng giác mạc. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh dụi mắt có thể dẫn đến tổn thương thị lực, tăng nguy cơ bệnh tăng nhãn áp và các bệnh lý khác về mắt.

Sử dụng điện thoại trong ánh sáng kém, đêm tối

Sử dụng điện thoại trong ánh sáng kém, đêm tối chắc chắn là thói quen gây hại cho mắt mà đa phần giới trẻ ngày nay đều mắc phải. Khi dùng điện thoại, máy tính vào đêm tối, màn hình của các thiết bị điện tử này sẽ phát ra ánh sáng xanh gây rối loạn hormone melatonin (hormone duy trì đồng hồ sinh học). Đây là nguyên nhân dẫn đến việc ngủ không đủ giấc, thức khuya.

Tác hại của việc sử dụng điện thoại trong môi trường ánh sáng kém lên mắt là rất lớn, cho nên, bạn nên tránh sử dụng điện thoại khi ánh sáng quá kém ngay từ hôm nay. Khi sử dụng điện thoại vào ban đêm, bạn có thể bật đèn ngủ để phân tán sự tập trung của mắt vào điện thoại hoặc đưa màn hình điện thoại về chế độ bảo vệ mắt khỏi ánh sáng xanh. Bên cạnh đó, các chuyên gia khuyến khích bạn nên nằm ngửa xem điện thoại, điều này sẽ giúp mắt bạn thoải mái, dễ chịu hơn.

Vệ sinh mắt không đúng cách

 

Mắt là một bộ phận vô vùng nhạy cảm, do đó việc vệ sinh mắt không đúng cách sẽ trở thành thói quen gây hại cho mắt. Mỗi ngày, mắt đều phải tiếp xúc với ánh sáng, khí bụi và nhiều tác động khác ngoài môi trường. Nếu bạn không vệ sinh sạch sẽ và đúng cách sẽ khiến cho thị lực của mắt bị kém đi theo thời gian.

Lạm dụng thuốc nhỏ mắt

Lạm dụng thuốc nhỏ mắt rất có hại bởi nó có thể làm gia tăng cấp độ khó chịu ở mắt, ảnh hưởng đến sức khỏe do tác dụng phụ của nó gây ra. Bất cứ khi mỏi mắt, ngứa mắt, cộm mắt,... mọi người đều lạm dụng thuốc nhỏ mắt với hy vọng khắc phục các tình trạng đó. Nhưng hành động này xảy ra quá nhiều sẽ trở thành một thói quen gây hại cho mắt mà bạn không ngờ tới.

Khi phát hiện các dầu hiệu bất thường ở mắt, bạn nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra chứ không nên phụ thuộc quá nhiều vào thuốc nhỏ mắt. Việc đó có thể sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho mắt như kích ứng mắt, viêm nhiễm mắt, suy giảm thị lực, mù lòa,...

Tẩy trang mắt không đúng cách

 

Các bạn nữ rất thích làm đẹp cho đôi mắt bằng việc trang điểm mắt như nối mi, chuốt mascara… Tuy nhiên, ít ai chú ý đến việc tẩy trang mắt làm sao cho đúng và sạch. Tẩy trang mắt qua loa làm tăng nguy cơ gây viêm nhiễm mắt như viêm bờ mi, viêm kết mạc. Sự đau nhức, ngứa ảnh hưởng đến tầm nhìn và chất lượng cuộc sống, công việc.

Không bảo vệ mắt khi bơi lội

Bơi lội cực kỳ có lợi cho tim mạch, nhưng nếu không đeo kính bơi, mắt có thể bị đau, đặc biệt nếu bạn mang kính áp tròng và mở mắt dưới nước vì kính áp tròng cũng có thể bị ngấm nước, làm cho thị lực bị ảnh hưởng.

Nếu bạn thực sự phải mang kính áp trong khi bơi hãy chọn loại dùng một lần cùng với kính bơi không thấm nước, hoặc tốt hơn nên đầu tư vào một cặp kính bảo hộ giúp bạn nhìn rõ ràng mà không để nước tiếp xúc trực tiếp với mắt.

Nước trong hồ, sông và biển, hoặc thậm chí là vòi sen có thể khiến mắt bị nhiễm khuẩn.

 

Không khám mắt định kỳ

Khám mắt định kỳ có thể giúp phát hiện các vấn đề về sức khỏe như tiểu đường, tăng nhãn áp và huyết áp cao, tất cả đều có thể dẫn đến các vấn đề về mắt nghiêm trọng và thậm chí mù lòa nếu không được kiểm soát.

Thậm chí viêm khớp cũng có thể được phát hiện nhờ kiểm tra mắt, vì viêm cũng sẽ diễn ra ở mắt và cuối cùng cũng sẽ tấn công mắt nếu không được điều trị.

Hầu hết các bác sĩ nhãn khoa khuyên kiểm tra mắt 2 năm một lần, trừ khi bạn có vấn đề về mắt hoặc trên 70 tuổi, trong trường hợp đó. Kiểm tra mắt mỗi năm một lần là tốt nhất để phát hiện kịp thời bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.

Trẻ em đến tuổi 16 cũng cần được kiểm tra mắt hàng năm, vì thị lực của trẻ có thể thay đổi rất nhanh ở giai đoạn này của cuộc đời.

 

Không đeo kính râm khi ra ngoài nắng

Theo các bác sĩ chuyên khoa, sự tiếp xúc của các tia UV có thể trực tiếp gây tổn hại cho võng mạc của mắt và làm tăng nguy cơ đục thủy tinh thể. Bên cạnh đó các tia UV còn có khả năng gây ra ung thư da trên mí mắt. Việc mắt tiếp xúc quá mức với các tia UV cũng có thể dẫn đến viêm giác mạc do tia tử ngoại chiếu quá lâu vào biểu mô giác mạc. Như vậy, việc sử dụng kính râm là điều bắt buộc với mỗi người khi bước ra ngoài.

Đọc sách không đúng cách

Đọc sách trong điều kiện thiếu sáng: Khi thiếu ánh sáng, mắt sẽ phải điều tiết nhiều. Việc đọc sách lâu mà không đủ ánh sáng sẽ khiến mỏi mắt, dần dần mắt sẽ mắc các tật khúc xạ hoặc gia tăng độ cận đối với người cận thị.

Đọc sách quá gần: Các nhà khoa học chỉ ra mối liên hệ chặt chẽ giữa cách một người đọc và điều kiện của tầm nhìn của họ. Họ khẳng định rằng những người ngày nào cũng đọc sách và giữ chúng quá gần với khuôn mặt thường có thị lực kém

 

Không ngủ đủ giấc

Ngủ ít là thói quen xấu đang làm tổn thương mắt. Nó là nguyên nhân khiến mắt bạn không có tuần hoàn chất lỏng cần thiết, dẫn đến bọng mắt, sưng mắt và tầm nhìn không tập trung. Thiếu ngủ cũng gây co giật mắt, các mạch mắt bị sưng tấy và một tình trạng hiếm gặp được gọi là bệnh lý thần kinh thị giác.

Không tháo hoặc vệ sinh kính áp tròng

Điều quan trọng là phải tháo kính áp tròng trước khi đi ngủ. Trong ngày, mắt tiếp xúc với một số chất kích thích và kính áp tròng có thể trở thành nơi sinh sản của vi khuẩn.

Hơn nữa, ngủ với kính áp tròng có thể gây nhiễm trùng giác mạc, khô và các kích ứng khác. Ngoài ra, vệ sinh kính áp tròng cũng quan trọng không kém vì nó có thể chứa vi khuẩn nếu không được làm sạch đúng cách bằng chất khử trùng.

 

- Video khối mỡ nhỏ trong mạch máu có thể dẫn đến cái chết chớp nhoáng như thế nào? Nguồn: Dân trí

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm