Những thực phẩm rất dễ gây dị ứng bạn cần biết
Góc đọc sách đẹp mê hoặc cho phòng của bé / Top 10 cách làm mới ngôi nhà của bạn mà không tốn kém
Thực phẩm nào dễ gây dị ứng?
Sữa bò là thực phẩm rất dễ gây dị ứng.
Một trong số các thực phẩm gây dị ứng thường gặp ở trẻ là sữa bò. Khi bị dị ứng với sữa bò thường xuất hiện những dấu hiệunhư: Phù, nổi mẩn đỏ, mề đay, nôn, tiêu chảy. Các thực phẩm như tôm, cua, mực, sò điệp... cũng dễ gây dị ứng với trẻ nhỏ và người lớn. Nhưng điều đáng nói, người bị dị ứng với các loại thực phẩm trên thường bị kéo dài suốt đời nên cần phải loại bỏ ra khỏi chế độ ăn.
Theo các bác sĩ Viện Dinh dưỡng quốc gia, dị ứng trứng là loại dị ứng thực phẩm phổ biến thứ hai ở trẻ. Một số trẻ có thể dị ứng với lòng trắng trứng nhưng không dị ứng với lòng đỏ và ngược lại. Các triệu chứng dị ứng trứng bao gồm: Rối loạn tiêu hóa, đau bụng, mẩn đỏ, nổi mề đay, các vấn đề về hô hấp. Cách điều trị dị ứng trứng vẫn là loại bỏ khỏi chế độ ăn, nhưng không cần tránh mọi thức ăn liên quan tới trứng, bởi protein trong trứng sau quá trình chế biến sẽ bị biến tính, khiến hệ miễn dịch không còn coi là mối đe dọa và không phản ứng lại.
Còn một số loại hạt tưởng như là thực phẩm lành mạnh, rất tốt cho sức khỏe con người nhưng cũng có khả năng gây dị ứng cho nhiều người. Những người dị ứng với hạt điều, hạnh nhân, mắc ca, hạt dẻ cười, hạt thông, hạt óc chó... cũng dị ứng với các sản phẩm chứa chúng gồm bơ hạt, dầu thực vật... Ngoài ra, lạc, đậu nành cũng có thể gây dị ứng. Những người dị ứng với các loại hạt này chỉ có một cách điều trị duy nhất là loại bỏ hoàn toàn khỏi chế độ ăn.
Cần làm gì khi bị dị ứng thực phẩm
Vẫn có nhiều câu hỏi đặt ra xoay quanh vấn đề dị ứng thức ăn, chẳng hạn như “ Dị ứng thực phẩm điều trị như thế nào?”, “Uống thuốc gì khi bị dị ứng thực phẩm?”,… Tuy nhiên cho đến nay, y học vẫn chưa tìm ra một phương pháp cố định nào để điều trị dị ứng thực phẩm. Một số điều mà bạn có thể tham khảo trong điều trị dị ứng thực phẩm là:
Trong trường hợp dị ứng nhẹ, cần ngừng ngay thức ăn gây dị ứng, có thể sử dụng thuốc kháng histamin để giảm bớt các phản ứng dị ứng, giảm nổi mề đay, phát ban, ngứa, phù nề,…
Trong trường hợp dị ứng nghiêm trọng, ngừng ngay thức ăn gây dị ứng và cấp cứu kịp thời. Có thể sử dụng epinephrine tiêm tĩnh mạch. Sau đó sử dụng một trong hai phương pháp: liệu pháp miễn dịch đường uống và Anti - IgE.
Phòng ngừa dị ứng thực phẩm
Để phòng ngừa tình trạng dị ứng với thức ăn, bạn có thể tham khảo một số lời khuyên sau đây:
Tránh các thực phẩm có tiền sử gây dị ứng cho cơ thể hoặc các thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng.
Xem kỹ thành phần in trên bao bì thức ăn để loại trừ những sản phẩm có thể gây dị ứng cho cơ thể.
Nếu sử dụng thức ăn chế biến sẵn không có nhãn mác, cần cẩn trọng và hỏi đầu bếp về thành phần có trong thức ăn.
Không sử dụng thực phẩm hết hạn, ôi thiu, ẩm mốc,…
Tập thói quen ăn uống tại nhà, hạn chế ăn uống lề đường. Nếu trong trường hợp đi xa, có thể mang theo thức ăn đã chế biến, cẩn trọng với những thức ăn không rõ nguồn gốc.
Đối với trẻ nhỏ, nên cho bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu để hạn chế tình trạng dị ứng thức ăn.
Báo cho giáo viên, bảo mẫu, người chăm sóc trẻ nếu con bạn có tiền sử dị ứng với một loại thức ăn nào đó.
Tìm hiểu thông tin, kiến thức về dị ứng thực phẩm để có thể xử lý trong tình huống khẩn cấp.
End of content
Không có tin nào tiếp theo