Những thực phẩm tối ưu đối với người bị tắc nghẽn mạch máu
Trong trường hợp động mạch bị tắc nhiều hơn một vài phút, các tế bào não có thể bị chết, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm: Liệt nửa người, hôn mê và thậm chí đột tử.
bị hẹp làm hạn chế cung cấp máu, oxy và dưỡng chất cho tim, gây đau thắt ngực, mệt lả, buồn nôn, đau đầu, vã mồ hôi, tim đập nhanh, rối loạn nhịp đập… Các biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra gồm: Đột quỵ, tai biến, không thở được, ngất xỉu.
Tắc nghẽn mạch máu tay, chân sẽ khiến người bệnh cảm thấy tê buốt, sưng phù hoặc đau nhức nhối kéo dài nhiều ngày. Biến chứng nguy hiểm nhất là hoại tử, buộc phải cắt bỏ.
Các nên ăn
Tỏi: Tỏi sống và nước ép tỏi có thể ngăn chặn sự lắng đọng chất béo trong tim và mạch máu não, gây ra sự chuyển hóa chất béo bên trong mô, làm tăng đáng kể hoạt động tiêu sợi huyết, giảm cholesterol, thúc đẩy sự co giãn mạch máu, điều hòa huyết áp, tăng tính thấm thành mạch và do đó ức chế huyết khối và phòng ngừa xơ cứng động mạch.
Yến mạch: Axit oleic, axit linoleic, saponin, lecithin, canxi, magiê, selen... có trong yến mạch đều có tác dụng làm giảm cholesterol huyết thanh, ngăn ngừa cholesterol quá mức lắng đọng trên thành động mạch và ngăn ngừa xơ cứng động mạch. Ngoài ra, yến mạch có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Táo gai (sơn tra): Có thể làm giảm đáng kể mỡ máu, cholesterol và triglyceride huyết thanh, ngăn ngừa xơ vữa động mạch hiệu quả, tăng khả năng co bóp của cơ tim và mở rộng lòng mạch, giúp phòng ngừa bệnh tim mạch do có hàm lượng vitamin cao, giàu carotene và canxi...
Mộc nhĩ đen
Mộc nhĩ đen: Có tác dụng giảm mỡ máu, chống kết tập tiểu cầu và chống đông máu, ngăn ngừa huyết khối và xơ cứng động mạch.
Nấm hương: Chứa axit nucleic, có thể ức chế sản xuất cholesterol dư thừa, do đó ngăn ngừa xơ cứng động mạch. Thứ hai, ăn nhiều nấm cũng có thể làm giảm sự kết dính của tiểu cầu và các cục máu đông.
Cà chua, cà tím, táo: Giàu hoạt chất fructose và vitamin, có thể làm giảm sự tích tụ cholesterol trong mạch máu, tăng tính đàn hồi của mạch máu, do đó làm giảm tắc nghẽn mạch máu.
Tảo: Rất giàu fucoidan và laminin có hoạt tính giống như heparin, có thể ngăn ngừa huyết khối và giảm lipoprotein, cholesterol và ức chế xơ vữa động mạch.
Tảo biển tìm thấy ở các bãi biển và rừng ngập mặn như Phú Quốc, Kiên Giang
Hạt gai dầu (hỏa ma nhân): Giàu axit α-linolenic có thể được chuyển hóa thành DHA và EPA là chất làm thanh lọc máu, có thể kiểm soát sự kết tụ tiểu cầu, làm giảm lipid trong máu, ngăn ngừa huyết khối.
Ngoài ra, trà xanh, gừng, hành tây cũng là những thực phẩm tốt đối với người bị tắc nghẽn mạch máu.
Thực phẩm tránh ăn
Thịt mỡ: Thịt mỡ giàu chất béo với mức cholesterol cao. Các cholesterol này dễ dàng lắng đọng trên thành mạch máu, làm tắc nghẽn mạch máu và hình thành cục máu đông, dẫn đến nhồi máu cơ tim hoặc nhồi máu não cấp tính.
Muối: Khi lượng muối vượt quá tiêu chuẩn, sẽ gây tổn thương cho tim mạch, xương, thận và huyết áp. Sự gia tăng các ion natri trong tế bào sẽ làm giảm bài tiết ion canxi, dẫn đến tăng nồng độ ion canxi trong cơ trơn mạch máu và gây ra sự co thắt của cơ trơn, dẫn đến tăng huyết áp.
Theo khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, mục tiêu chế độ ăn là mỗi người chỉ nên <5g muối/ngày. Tuy nhiên trên thực tế, theo số liệu điều tra, người Việt Nam đang tiêu thụ trung bình 9,4g muối/ngày
Nội tạng động vật: Nội tạng động vật chứa nhiều chất béo và cholesterol (hàm lượng cholesterol cao gấp 3-4 lần so với thịt nạc). Nếu người trung niên và người già ăn nội tạng động vật trong một thời gian dài sẽ dẫn đến tăng cholesterol trong máu.
Súp gà: Nhiều người thích ăn súp gà để bồi bổ khi cơ thể mệt mỏi. Tuy nhiên, loại súp này rất giàu dinh dưỡng, sẽ làm tăng lượng cholesterol và cao huyết áp.
Đường: Khi dư thừa, một phần gluxít sẽ được dự trữ trong các bắp thịt và gan, phần khác sẽ được chuyển thành axit béo hoặc triglycerit làm gia tăng lượng mỡ trong cơ thể. Do đó, ăn thừa chất đường là một trong những nguyên nhân dẫn đến béo phì, tiểu đường và bệnh tim mạch.
End of content
Không có tin nào tiếp theo