Cá là thực phẩm có lợi cho sức khỏe, là nguồn chất đạm, chất béo lành mạnh giúp kiểm soát cân nặng và tốt cho tim mạch. Trong đông y, nhiều loại cá còn được dùng làm nguyên liệu trong các món ăn bài thuốc như cá chép (lý ngư), cá diếc (tức ngư), cá trắm (thanh ngư)… Tuy nhiên, cá cũng tương kỵ với một số loại thực phẩm, khi ăn cần chú ý.
Thực phẩm kiêng kỵ với cá
- Cá chạch với trái mai khô thì sinh độc.Trong một số sách báo cũng như trong dân gian có những thông tin về những thực phẩm tương kỵ với nhau. Trong đó, các thực phẩm tương kỵ với cá được nhắc đến khá nhiều, ví dụ như:
- Cá chạch, cá sốp với gan trâu bò sinh chứng phong.
- Cá chạch với giấm sinh độc.
- Cá chạch không nên ăn cùng thịt chó.
Ảnh minh họa.
Cá chạch kỵ với trái mai, gan trâu bò, giấm, thịt chó.
- Cá chép kỵ lá tía tô, ăn chung sẽ gây ngộ độc, sinh mụn nhọt.
- Cá chép với thịt gà, ăn chung sẽ sinh mụn nhọt.
- Cá chép ăn cùng đậu đỏ gây tiểu liên tục, hại cho thận.
Cá chép kỵ lá tía tô, thịt gà và đậu đỏ.
- Cá diếc kỵ gan heo. Gây ngộ độc, rối loạn tiêu hóa.
- Cá diếc không nên ăn cùng cải xoong.
- Cá diếc không nên ăn cùng thịt bồ câu.
Cá diếc không nên ăn cùng gan heo, cải xoong, thịt bồ câu.
- Cá trắm ăn cùng mận sinh độc.
- Các loại cá không nên ăn cùng đường cát, mật mía, bí đao, bí ngô, đậu nành.
- Gỏi cá sống lại uống sữa bò sinh độc.
Nếu ăn phải những thứ tương kỵ nhau sẽ có thể dẫn dến giảm giá trị dinh dưỡng, đầy bụng khó tiêu, ngộ độc, phát sinh bệnh tật…
Trên thực tế, sự tương kỵ giữa cá và các thực phẩm trên chưa được chứng minh cơ chế sinh độc, mà chỉ lưu truyền trong dân gian. Tuy nhiên, cũng đã có những trường hợp mắc phải, khi có biểu hiện bất thường, dân gian thường dùng nước sắc cam thảo, nước đậu đen, nước đậu xanh để giải độc.
Ngày nay, với sự tiến bộ của y khoa, khi có các dấu hiệu bất thường, nghi là ngộ độc thức ăn cần đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế gần nhất để xử trí kịp thời và tìm ra nguyên nhân.
Chế biến cá đúng cách
Cá chứa hàm lượng đạm cao, các acid béo không no, acid amin, calci, kẽm, khoáng chất tốt cho sức khỏe. Vì vậy, nên bổ sung cá trong thực đơn mỗi ngày, tuy nhiên cần chế biến đúng cách để đạt được dinh dưỡng tối ưu, tránh ngộ độc.
- Lựa chọn cá
Có nhiều loại cá nước ngọt, nước mặn được dùng làm thực phẩm. Tuy nhiên, có một số loại có độc, không được phép ăn như: Cá nóc, cá bống vân mây…
Một số loại cá nước mặn thịt thơm ngon như: cá ngừ, cá kiếm, cá thu…có thể nhiễm kim loại nặng nếu sống ở vùng biển ô nhiễm.
Cá nuôi lại có nguy cơ cao chứa dư lượng chất kích thích tăng trưởng, thuốc kháng sinh…
Cá khô, cá đông lạnh có khi bị tẩm ướp hóa chất độc hại. Do đó, chính nguồn nguyên liệu cá là nguyên nhân gây hại sức khỏe. Bởi vậy, khi nấu ăn, cần lựa chọn cá tươi ngon, có nguồn gốc xuất xứ.
- Kết hợp thực phẩm
Theo kinh nghiệm dân gian, các loại thực phẩm tương kỵ với cá nói trên khi nấu hoặc ăn cùng cá có thể sẽ gây ngộ độc, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Thực tế những thực phẩm này hiếm khi được nấu chung cùng cá vì không hợp vị mà thường chỉ xuất hiện trên cùng bàn ăn.
Để hạn chế việc xảy ra ngộ độc, tốt nhất không nên dùng cùng cá những thực phẩm: Gan heo, mật mía, đường cát, trái cây, bí đao, cải xoong, sữa bò… mà nên kết hợp cá với những gia vị phù hợp hơn để làm tăng hương vị, khử mùi tanh như: Gừng, hành hoa, rau răm, rau ngổ, thì là, khế chua, dọc, me…
- Nấu chín cá
Ăn cá sống có nhiều nguy cơ nhiễm vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh. Khi nấu chín cá, sẽ loại trừ được những nguy cơ đó và làm cá bớt đi mùi tanh. Mùi tanh của cá là do cá chứa các chất có gốc amin (NH), điển hình là trimelylamin NH(CH3). Khi nấu ở nhiệt độ cao, chất tanh sẽ phân hủy và bay hơi, cần mở vung để các amin tanh bay hơi hết.
Để có bữa ăn ngon và lành mạnh, cần có những kiến thức về dinh dưỡng và thực phẩm. Lựa chọn nguyên liệu sạch, kết hợp thực phẩm phù hợp và chế biến đúng cách sẽ làm món ăn tăng giá trị dinh dưỡng, ngon miệng và an toàn.
Theo TS. Lương y Phùng Tuấn Giang/Khám phá