Đời sống

Những thức uống nên tránh với người đau dạ dày

Người bị đau dạ dày cần lưu ý một số loại đồ uống không phù hợp có thể làm bệnh trầm trọng thêm. Ảnh minh họa.

Khi bị đau dạ dày, bạn cần lưu ý một số loại đồ uống. Vì chúng không phù hợp, không nên sử dụng trong thời gian điều trị.

Không sử dụng rượu bia:

Các loại thức uống có cồn sẽ là tác nhân gây viêm loét dạ dày. Đặc biệt, sử dụng trong thời gian kéo dài còn có thể gây nguy cơ xuất huyết, thủng dạ dày.

Người bị đau dạ dày cần lưu ý một số loại đồ uống không phù hợp có thể làm bệnh trầm trọng thêm. Ảnh minh họa.

Hạn chế đồ uống chứa caffeine:

Cà phê hay trà có chứa nhiều caffeine làm kích thích tăng tiết acid dịch vị trong dạ dày gây viêm nhiễm, tác động tổn thương dạ dày.

Không nên uống nước ngay sau khi ăn:

Việc uống ngay một cốc nước sau bữa ăn sẽ làm pha loãng acid dạ dày. Do đó, thức ăn sẽ phải mất thời gian tiêu hóa lâu hơn, bị lưu cữu lại dạ dày và còn gây tăng tiết dịch vị hơn bình thường. Do đó, bạn nên dành thời gian uống nước vào lúc trước khi ăn hoặc sau khi ngủ dậy.

Đặc biệt, tình trạng đau dạ dày gây những vấn đề về tiêu hóa như táo bón, đau bụng, đi ngoài… Lúc này các loại thực phẩm tiêu thụ cần hết sức cẩn thận.

Nước ép rau củ quả:

Một số loại loại nước ép rất tốt cho người bệnh dạ dày như nước ép cà rốt, cải bắp, dưa hấu, nước lô hội, dưa chuột, dưa lê…

Nước dừa:

Dừa không chỉ là thức uống mát, bổ dưỡng cho ngày hè oi bức. Đây còn là loại đồ uống cực tốt cho bệnh nhân bị đau dạ dày. Trong nước dừa có chứa lượng lớn các chất điện giải gồm có kali. Các chất này giúp cân bằng độ pH trong cơ thể giúp giảm tiết acid khi không cần thiết.

Sữa, sữa chua:

Sữa tươi có chứa nhiều đạm, các vitamin dễ hấp thụ nên sẽ giúp bổ sung những chất dinh dưỡng cần thiết cho người đau dạ dày. Ngoài ra, sữa tươi còn giúp trung hòa acid dịch vị, giảm đau, giảm ợ hơi, nóng rát thượng vị.

Đối với sữa chua thì trong thành phần có chứa hoạt chất hỗ trợ tiêu hóa giúp ức chế vi khuẩn Hp – nguyên nhân gây viêm dạ dày điển hình. Do đó, bạn có thể thêm vào thực đơn của mình các loại sữa, chế phẩm từ sữa.

Giấm táo:

Nhiều nghiên cứu cho rằng, giấm táo có tác dụng giảm triệu chứng ợ chua, ợ nóng, cân bằng mức acid dịch vị dạ dày.

Bạn có thể pha chế một cốc nước giấm táo bằng cách, hòa 1 muỗng giấm với nước nóng với 1 thìa mật ong để làm dịu cơn đau bụng đầy hơi, giảm chứng khó tiêu, cải thiện triệu chứng nóng rát dạ dày.

Theo N.T/Lao động

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo