Đời sống

Những yếu tố làm tăng nguy cơ bị sỏi thận

Khí hậu, chế độ dinh dưỡng, béo phì... là yếu tố khiến bạn tăng nguy cơ bị sỏi thận.

8 thói quen gây hại khiến thận phải "kêu cứu", nhiều người quen làm thường xuyên cũng không hay biết / 5 loại quả dễ tăng cân hơn thịt, càng ăn nhiều bụng càng to mỡ càng dày

Sự hình thành của sỏi thận

Yếu tố làm tăng nguy cơ bị sỏi thận

Chế độ dinh dưỡng liên quan mật thiết đến sỏi thận. Nguồn ảnh: Internet

Hầu hết các loại sỏi thận đều không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Tuy nhiên, bằng cách kết hợp những phần tử nhỏ bé lại với nhau, theo thời gian, sỏi thận sẽ lớn dần lên và gây ra triệu chứng đau, điển hình là các cơn đau quặn thận dữ đội. Có năm loại thành phần hóa học chính cấu thành sỏi thận là canxi oxalate, canxi photphat, struvite, axit uric và cysteine. Trong đó, các sỏi thận có thành phần hóa học là canxi oxalate là phổ biến nhất.

Sự hình thành sỏi thận dựa trên nồng độ cao các tinh thể. Ví dụ như tinh thể canxi oxalate được lọc qua thận rồi vào nước tiểu. Tại đây, chúng nhanh chóng gắn kết lại với nhau và hình thành tinh thể. Có hai loại tinh thể cơ bản:

Loại đồng nhất là loại tinh thể bao gồm các phân tử bao quanh một nhân cùng cấu trúc.

Loại không đồng nhất là loại tinh thể bao gồm các phân tử bao quanh một nhân với cấu trúc khác, chẳng hạn như là mảnh vỡ của tế bào.

Sỏi thận được hình thành khi lượng nước tiểu quá ít hay nồng độ các chất khoáng kể trên trong nước tiểu tăng cao, lắng đọng lại ở thận, lâu ngày kết lại tạo thành sỏi. Những tinh thể này được tạo ra thông qua quá trình lọc máu tại các ống thận hình thành nước tiểu. Chúng thường lắng đọng tại nhú thận vì đây là nơi các tinh thể sẽ trải qua giai đoạn gắn kết với nhau. Theo thời gian, tinh thể sẽ càng ngày càng lớn dần, tạo thành viên sỏi và được giữ lại thận cũng như tiếp tục phát triển.

 

Yếu tố làm tăng nguy cơ bị sỏi thận

Khí hậu và địa lý

Thường các nước khí hậu nhiệt đới mắc bệnh sỏi niệu nhiều hơn. Người ta cho rằng do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời là tăng hấp thu vitamin D là yếu tố giúp tăng hấp thu canxi. Ngoài ra do nắng nóng uống nước không bù đủ nên các tinh thể trong nước tiểu dễ bị tủa lại tạo ra sỏi. Người ta nhận thấy tần suất mắc bệnh sỏi tiết niệu cũng cao hơn ở những người làm bếp và làm thợ máy.

Chế độ dinh dưỡng

Ăn nhiều đạm động vật dễ tạo sỏi niệu có thể do tăng acid uric, oxalate nhưng ngược lại chế độ ăn quá ít đạm cũng lằm tăng nguy cơ bị sỏi tiết niệu lên 5,6 lần.

 

Ăn nhiều muối sẽ làm tăng bài tiết canxi cũng là một yếu tố nguy cơ. Ăn 100 mmol natri làm bài tiết 1mmol canxi. Uống canxi lúc ăn sẽ làm giảm nguy cơ bị sỏi niệu do kết hợp với oxalate trong thức ăn giúp giảm oxalate.

Béo phì

Theo một nghiên cứu được đăng lên tạp chí The American Medical Association của Eric N. Taylor và cộng sự đã chỉ rõ mối liên hệ giữa béo phì và bệnh sỏi thận. Tỷ lệ mắc bệnh sỏi thận tăng hơn ở người có chỉ số BMI (chỉ số khối của cơ thể) cao và kích thước vòng eo cao hơn bình thường.

Vì vậy, việc kiểm soát cân nặng giúp giảm nguy cơ sỏi thận và phòng cho sỏi thận không tăng thêm.

Bổ sung vitamin C và Canxi không đúng cách

 

Uống bổ sung Vitamin C hằng ngày, trong suốt thời gian dài có thể dẫn đến thừa vitamin C, vitamin C sẽ chuyển hóa thành oxalat đào thải ra ngoài tại thận . Và cũng tương tự như khi uống Canxi không đúng chỉ định và uống quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng thừa canxi gây ức chế việc hấp thu các chất khác như sắt và kẽm, từ đó sẽ làm cho cơ thể có nguy cơ thiếu hai chất này. Mặt khác, thừa canxi còn gây quá tải cho thận và tăng nguy cơ sỏi niệu quản, sỏi thận.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm