Đời sống

Những nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm mùa nắng nóng

Thời tiết nóng bức cùng với độ ẩm cao chính là điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn có hại. Trong mùa nắng nóng, có 6 nguy cơ thường gặp gây mất an toàn thực phẩm, ngộ độc thực phẩm cho người dùng.

Trên bình nóng lạnh có 1 'công tắc ẩn', biết cách dùng hơn chục năm vẫn bền như mới / Người xưa thường nói 'con người có ba việc cấp bách', đó là ba việc cấp bách nào? Nâng cao kiến thức sẽ rất có ích

Ô nhiễm vi khuẩn

Nhiệt độ nắng, nóng, ẩm thích hợp cho sự phát triển, tăng trưởng của nhiều loại vi khuẩn gây bệnh trong thức ăn, đặc biệt là khi thức ăn đã chế biến, nấu chín để lâu ngoài trời, không được bảo quản đúng cách.

Nhữngnguy cơ gây ngộ độc thực phẩm mùa nắng nóng

Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)

Ô nhiễm hóa chất

Nắng nóng là điều kiện thuận lợi cho các loại nấm mốc phát triển và sinh độc tố, đáng ngại nhất là độc tố Aflatoxin có trong ngũ cốc, thực phẩm chế biến từ ngũ cốc, hạt có dầu. Bên cạnh đó, các hóa chất độc hại từ môi trường như khói xe, khói thuốc, hoặc chất ô nhiễm khác cũng có thể đi vào thức ăn để gây độc cho người dùng do không được bảo quản đúng cách.

Lạm dụng hóa chất, phụ gia trong chế biến, bảo quản thực phẩm

Gây ảnh hưởng cấp tính (ngộ độc thực phẩm) hay mạn tính lên sức khỏe của người dùng tùy loại hóa chất và liều lượng sử dụng.

Nhiệt độ bảo quản thực phẩm không đúng

 

Nhiệt độ bảo quản thức ăn đã chế biến, nấu chín để ăn ngay nếu giữ nóng phải từ 70 độ C để có thể tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh có trong thực phẩm hay được bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ khoảng 5 độ C để ngăn sự phát triển vi khuẩn. Do vậy việc bảo quản thức ăn đã chế biến, nấu chín để ăn ngay ở môi trường ngoài, trong tủ, trên xe đẩy, tủ kính đều không phù hợp, không đảm bảo an toàn thực phẩm, nguy cơ ngộ độc thực phẩm là rất cao.

Ô nhiễm thực phẩm từ người chế biến

Thao tác dùng tay trần bóc thức ăn phục vụ khách, hoặc dùng bao tay vừa bóc thức ăn vừa nhận tiền của khách, hay vừa chế biến, phục vụ món ăn vừa hút thuốc, cười, nói, ho, hắt hơi,… nhưng lại không mang khẩu trang hay mang không đúng quy cách,… có thể gây ô nhiễm thực phẩm.

Sự ô nhiễm từ môi trường

Thức ăn đường phố thường được chế biến và bày bán ở nơi công cộng, nơi mà có nhiều phương tiện và người đi lại, điều này có thể gây ra ô nhiễm từ bụi bẩn, côn trùng, khói bụi và các chất gây hại khác từ môi trường vào thực phẩm.

 

Phòng tránh ngộ độc thực phẩm ngày nóng

Để phòng tránh ngộ độc, người tiêu dùng nên chọn mua thực phẩm còn tươi mới, có nhãn mác, được kiểm tra chất lượng. Khâu chế biến, bảo quản thực phẩm cần đảm bảo vệ sinh. Nấu chín thức ăn, nước uống là cách để các vi khuẩn, virus bị tiêu diệt.

Thức ăn được nấu chín có thể để ở nhiệt độ phòng và nên ăn trong thời gian 2 giờ. Tuy nhiên, trong thời tiết nóng bức thì thời gian để thức ăn ngoài môi trường không nên kéo dài như trên, mà nên dùng ngay. Nếu chưa sử dụng, cần bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh dưới 5 độ C. Trời càng nóng, thực phẩm càng dễ biến chất, hư hỏng, nhất là ở nhiệt độ từ 40-60 độ C. Do đó, để tránh ngộ độc thực phẩm vào mùa hè, mọi người nên nấu vừa đủ ăn, ăn thực phẩm sau khi chế biến dưới 2 giờ.

Khi nhiệt độ tăng cao, các loại rau củ quả, thịt cá dễ hư hỏng nên tránh để trong môi trường phòng quá lâu (khoảng một ngày) vì chúng mau héo úa, biến chất. Sau khi mua rau củ quả về, gia đình nên rửa sạch, cho vào ngăn mát của tủ lạnh, dùng trong khoảng 3 ngày đến một tuần. Tuy nhiên, cũng tùy từng rau củ quả, không phải loại nào cũng cần bảo quản trong tủ lạnh.Với các thực phẩm dễ bị thối, giảm hương vị, độ ngon khi bảo quản trong tủ lạnh, nên giữ ở nơi mát mẻ trong gian bếp, ít ánh sáng, không quá 3 ngày.

Các loại thịt, cá, khi mua về, tốt nhất nên rửa sạch ngay và cho vào ngăn đông lạnh hoặc đông mềm, không để ở nhiệt độ phòng. Thời gian dùng tối đa là 3-5 ngày. Những ngày nắng nóng, việc rã đông thực phẩm ở nhiệt độ phòng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn. Cách tốt nhất là rã đông trong ngăn mát tủ lạnh.

 

Cần rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng, dung dịch sát khuẩn trước khi chế biến, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh... Các thức ăn thừa không nên hâm đi hâm lại nhiều lần. Khi ra ngoài dùng bữa, gia đình nên chọn các quán đảm bảo vệ sinh, hạn chế các nơi vỉa hè, lòng đường, có nhiều xe cộ qua lại... Tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể bằng cách ăn uống lành mạnh; tập thể dục đều đặn, ngủ đủ giấc; không hút thuốc lá, hạn chế uống rượu bia...

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm