Ninh Bình: Cả làng khấm khá nhờ trồng cây ra hoa trắng như mây
Nhẫn kim cương rơi xuống cống ngay sau màn cầu hôn / Em bé lớn lên trong bụng mẹ như thế nào?
Trồng hoa huệ trắng là nghề đã hình thành khá lâu ở xã Kim Tân, huyện Kim Sơn. Cách đây gần 20 năm, việc trồng hoa huệ bắt đầu nhen nhóm tại một số hộ dân trong xã.
Sau nhiều lần “thí nghiệm”, người dân địa phương nhận thấy trồng huệ mang lại thu nhập ổn định nên nhiều hộ quyết định gắn bó lâu dài với nghề này. Hiện nay, cả xã Kim Tân có gần 800 hộ trồng với tổng diện tích hơn 80 ha hoa huệ trắng.
Hoa huệ được thu mua với giá dao động từ 1.000-1.500 đồng/bông, một sào đất trồng hoa huệ trắng có thể thu tiền lãi từ 9 đến 10 triệu đồng một năm.
Gia đình nhà chị Trần Thị Hạnh (35 tuổi) ở xóm 9, xã Kim Tân, huyện Kim Sơn hiện đang trồng gần 1 mẫu (gần 3.600m2) hoa huệ, nhờ việc bán hoa mà mỗi tháng gia đình chị có thu nhập hàng chục triệu đồng.
Chị Hạnh cho biết, trồng huệ trắng tuy tốn nhiều công sức, nhưng lợi nhuận cao hơn 3-4 lần so với trồng lúa. Thời gian trồng là từ đầu tháng 2 cho đến tháng 3. Sau khi trồng được khoảng gần 3 tháng là cây bắt đầu ra hoa và cho thu hoạch đến tận qua Tết âm lịch.
Nhờ trồng loại hoa trắng như mây này mà gia đình chị Hạnh có nguồn thu nhập hàng chục triệu đồng/tháng.
“Hoa huệ được bán với giá dao động từ 1.000-1.500 đồng/bông, cây cho hoa nhiều nhất là vào tháng 6- 7 âm lịch. Đây là khoảng thời gian cây hoa huệ cho thu nhập chính. Với diện tích gần một mẫu, chỉ tính riêng 2 tháng chính vụ này mà gia đình tôi thu về được hơn 40 triệu đồng tiền bán hoa huệ” chị Hạnh tiết lộ.
Cũng theo chị Hạnh, sang thu là cây hoa huệ bắt đầu cho hoa nhỏ và ít dần nhưng đổi lại giá bán hoa lại cao hơn. Tuy cho thu nhập không cao như chính vụ nhưng mỗi tháng cũng kiếm được từ 3-5 triệu đồng từ tiền bán hoa, so với trồng các loại cây khác thì thu nhập từ hoa huệ vẫn cao hơn nhiều lần.
Hoa huệ còn gọi là dạ lai hương (thơm ban đêm) hoặc vũ lai hương (thơm lúc mưa), là một loài hoa nở về đêm, có khả năng tỏa hương về ban đêm với mùi hương ngào ngạt. Hoa chủ yếu dùng để cắm trong các dịp cúng, lễ, ngày tết... nên nhu cầu của thị trường về loài hoa này là rất lớn.
Ông Trịnh Xuân Chiến (62 tuổi) có hơn 10 năm kinh nghiệm trồng hoa huệ cho biết, nếu không có kinh nghiệm, kiến thức trồng thì hoa huệ có thể bị sượng bông, vàng bông hay sâu bệnh, năng suất giảm mạnh, chất lượng hoa thấp nên không bán được.
Tích luỹ kinh nghiệm nhiều năm, gia đình ông mới có thể hạn chế mầm bệnh như phơi củ huệ một thời gian, ngâm củ huệ trong nước ấm trước khi trồng… Hiện tại, hoa huệ của gia đình ông Trịnh Xuân Chiến thường đạt năng suất ổn định, cho hoa đều và đẹp.
“Không giống như các loại hoa khác, hoa huệ rất dễ trồng và đặc biệt tốn rất ít công chăm sóc nhưng lại cho thu nhập tương đối cao. Thời gian gần đây giá cả nhiều loại hoa khác lên xuống thất thường nhưng hoa huệ lại luôn giữ ở mức giá ổn định nên thu nhập của người trồng cũng ổn định theo” ông Chiến chia sẻ.
Ông Chiến cho hay, cây hoa huệ là cây ưa cây ưa sáng, cho hoa quanh năm. Tuy nhiên, hoa huệ nở chủ yếu vào mùa hè còn mùa đông cho ít hoa, hoa nhỏ, bông ngắn hơn. Hiện nhà ông có hơn 5 sào đất trồng hoa huệ trắng. Nhờ trồng hoa huệ vàcắt hoa để bán mà mỗi tháng gia đình ông có thu nhập khoảng 7 triệu đồng.
Nói về đầu ra cho sản phẩm, ông Chiến chia sẻ, hoa huệ được dùng nhiều trong việc cúng và trong các dịp lễ tết đã là một thói quen tiêu dùng của người Việt Nam. Vì vậy nhu cầu tiêu thụ hoa huệ luôn ổn định. Có bao nhiêu thương lái cũng đến tận nhà thu mua hết, nhiều lúc không có đủ hoa mà bán.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Từ ngày 28/1, 3 con giáp sau đây sẽ mở ra thời kì đỉnh cao của cuộc đời, may mắn ập đến bất ngờ
5 khu rừng nguyên sinh đẹp nhất Việt Nam: Có diện tích 720km2 và nằm trong diện bảo tồn thuộc 3 tỉnh
Cuối tháng 1, những sự kiện vui vẻ sẽ đến với 4 con giáp sau, tình duyên thắm nồng, sự nghiệp ‘lên hương’