Ninh Bình: Kiếm bộn tiền từ nuôi loài lấy sừng non và con đầy gai nhọn
Vô tình phát hiện chiếc váy hàng hiệu trong vali công tác của chồng, phải chăng tôi rơi vào "ma trận" của chồng với cô con gái nuôi bí ẩn? / Điện Biên: Nuôi cá "quý tộc" ở nơi lạnh 17 độ C và cao 1.500m
Bà Nguyễn Thị Hoa (58 tuổi, trú tại xóm 9, xã Khánh Thành, huyện Yên Khánh, Ninh Bình) kể trước đây gia đình bà làm ruộng, thuần có cấy lúa. Dù làm việc quần quật quanh năm suốt tháng nhưng cuộc sống vẫn gặp nhiều khó khăn. Sau đó, gia đình bà lại chuyển qua nuôi heo, nuôi vịt nhưng năm được, năm mất, có nămthua lỗ nặng, phải bán hết đàn để trang trải nợ nần.
Nhờ nuôi hơn 100 con nhím mà mỗi năm gia đình bà Hoa bỏ túi hơn 100 triệu đồng từ tiền bán nhím thịt.
Thông qua báo đài, biết đến mô hình nuôi nhím cho hiệu quả kinh tế cao, bà Hoa tìm đến một trại nuôi nhím tìm hiểu, học hỏi kỹ thuật nuôi nhím. Sau khi tham quan, tìm hiểu bà nhận thấy nhím dễ nuôi, không cần diện tích chuồng lớn, thức ăn rất dễ tìm, ít bị dịch bệnh, tỷ lệ hao hụt thấp. “Chỉ cần chăm sóc tốt, cho ăn đầy đủ, vệ sinh chuồng sạch sẽ... thì nhím sẽ rất mau lớn và sinh sản nhiều và tôi quyết định gom hết vốn đầu tư mua 5 cặp nhím về nuôi thử. “”, bà Hoa kể thêm.
Trải qua nhiều năm thăng trầm với con nhím, đến nay gia đình bà Hoa đang có trên dưới 100 con nhím to nhỏ. Trong đó có hơn 15 cặp nhím bố mẹ, số còn lại là nhím giống và nhím thịtthương phẩm. Với số nhím này, trung bình mỗi năm gia đình bà Hoa xuất bán được hơn 40 con nhím giống và 20 con nhím thịt, trung bình mỗi con nặng khoảng 13 kg.
“Mỗi cặp nhím giống có giá khoảng 3 triệu đồng, nhím thương phẩm dao động khoảng từ 220.000 đồng -250.000 đồng/1kg, sau khi trừ hết chi phí mỗi năm tôi lãi khoảng hơn 100 triệu đồng từ nhím”, bà Hoa chia sẻ.
Bà Hoa chia sẻ về tập tính và khả năng sinh sản của nhím. Theo đó, nhím con từ lúc sinh ra đến khi trưởng thành khoảng 10 tháng, trọng lượng đạt từ 8 - 10 kg. Bình quân mỗi tháng nhím tăng trọng khoảng 1 kg. Sau thời gian mang thai 3 tháng, nhím sinh sản, mỗi năm sinh 2 lần và mỗi lứa khoảng 2 con. Nhím con từ lúc sinh ra đến khi biết ăn và bán được cho người nuôi phải từ 2 - 3 tháng.
Nuôi nhím không tốn nhiều thời gian và chi phí thức ăn cũng như vốn đầu tư ban đầu cực thấp, mỗi ngày chỉ rửa chuồng 1 lần và cho nhím ăn 2 lần vào buổi sáng, chiều. Thức ăn chủ yếu là ngô, mỗi một con nhím trưởng thành một ngày chỉ ăn mất hơn 1.000 đồng tiền ngô. Ngoài ra, còn tận dụng thêm rau củ quả bị hỏng, hay cắt thêm cỏ về cho nhím ăn để giảm chi phí.
Nhím là loài dễ nuôi, ít bị bệnh tật và chi phí đầu tư khá thấp nhưng lại cho hiệu quả kinh tế cao.
Sau khi thành công với con nhím và được người bạn giới thiệu nuôi thêm con hươu nuôi lấy nhung. Nghe người bạn giới thiệu, thấy hươu cũng dễ nuôi, thức ăn chủ yếu là lá cây, rau cỏ. Sau đó, bà quyết định đầu tư hết vốn tích lũy lên nhà bạn mua 3 con hươu (1 đực, 2 cái) về làm chuồng để nuôi nhằm tăng thêm thu nhập. “Sau một năm đã thành công. Riêng tiền bán nhung hươu vừa rồi tôi đã thu hồi đủ số vốn bỏ ra. Ngoài ra tôi còn lãi 2 con hươu con”, bà Hoa nhớ lại.
Có thời điểm gia đình bà Hoa sở hữu đàn hươu lên đến 13 con, 3 hươu đực và 10 hươu cái. Mỗi hươu đực một năm cho cắt nhung 2 lần được khoảng 1,5kg, tổng cộng mỗi năm ông thu về gần 100 triệu đồng từ nhung hươu. Còn bán hươu giống, mỗi năm bàcũng thu khoảng 100 triệu đồng. Không chỉ làm giàu cho riêng mình, bà Hoa còn hướng dẫn cách nuôi, cung cấp giống cho các hộ nghèo trong xã. Nhờ nuôi hươu, nhiều gia đình đã thoát nghèo, có của ăn của để.
Từ nuôi nhím và nuôi hươu mà mỗi năm gia đình bà Nguyễn Thị Hoa có lãi hàng trăm triệu đồng.
“Không giống như nuôi nhím, nuôi hươu phải đi cắt cỏ nên khávất vả, mà cũng có tuổi rồinên hiện tại gia đình tôichỉ nuôi có 5 con hươu đực lấy nhung,mỗi năm tiền bán nhung cũng được thêm vài chục triệu đồng. Từ nuôi nhím với nuôi hươu mà gia đình chi tiêu, mua sắm thoải mái hơn, lại để được ít tiền tiết kiệm mỗi năm”, bà Hoa chia sẻ.
Nói thêm về con nhím, bà Hoa cho biết, nuôi nhím nhàn hơn nuôi hươu rất nhiều mà chi phí đầu tư ban đầu cực thấp. Nhím ít khi mắc bệnh, lâu lâu bị tiêu chảy nhưng sẽ tự khỏi sau 1 - 2 ngày. Tuy nhiên, người nuôi nên rải vôi bột để tiêu độc, sát trùng chuồng mỗi tháng 2 lần. Nhím rất sợ nước nên khi rửa chuồng không để ướt nhím. Chuồng nuôi nhím phải thiết kế nửa sáng, nửa tối, trong chuồng nuôi phải có cục đá để nhím mài răng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chăm sóc mẹ già suốt 10 năm nhưng không được chia mảnh đất nào, đến lúc đọc kỹ lại di chúc tôi mới òa khóc
Tử vi ngày 22/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Mão công việc thăng hoa, tuổi Tỵ cẩn thận sai lầm
Con gái dắt 3 chú chó Ngao Tạng đi bộ mãi không về, bố đi tìm thấy cảnh tượng dở khóc dở cười
Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người
Bị thách cưới căn chung cư, mẹ chồng tương lai "gật đầu nhẹ", nhưng ngày mang sổ đỏ tới, bất ngờ cú chốt gây sốc!
6 con giáp tỏa sáng năm 2025: Lộc lá đầy nhà, thành công rực rỡ