Đời sống

Ninh Thuận: Đã nuôi gà rừng thì mê ơi là mê, gặp cặp ưng ý giá bán cả triệu bạc

Với dáng cao, thon, gọn, gà rừng chỉ nặng tối đa từ 700 - 1.000g. Một điểm khá thú vị là gà rừng có mặt trên của đôi cánh cong và chúng có thể bay như một loài chim... - đó là lời tả của anh Tô Quốc Thịnh, thôn Phước Lợi, xã Phước Thuận, huyện Ninh Phước (Ninh Thuận), người bẫy gà rừng và nuôi gà rừng.

Trà Vinh: Ao tròn khung sắt nuôi tôm thu 2 đợt, mỗi đợt lời 500 triệu / Nuôi loài trơn nhớt ở bể không bùn, mỗi năm bán ra 2,5 tấn

Gà rừng có vóc dáng nhỏ nhắn, sở hữu bộ lông 3 màu sặc sỡ, tiếng gáy vang, thanh và sức đề kháng tốt hơn nhiều so với gà nhà. Chính vì những điểm khác biệt thú vị này mà thú chơi gà rừng ngày càng thu hút được nhiều nam thanh niên, đặc biệt là ở vùng nông thôn thích thú và say mê.

Chơi gà rừng bằng lòng đam mê…

Từ tò mò, chúng tôi đã tìm tới trang trại gà của anh Tô Quốc Thịnh, thôn Phước Lợi, xã Phước Thuận (Ninh Phước) để “khám phá” thêm về thú chơi khá mới mẻ này. Sau tiếng gọi của anh Thịnh, dưới giàn táo, xuất hiện chú gà rừng trống đầy dũng mãnh, những chú gà con chạy lon ton bên mẹ.

da nuoi ga rung thi me oi la me, gap cap ung y gia ban ca trieu bac hinh anh 1

Anh Tô Quốc Thịnh (xã Phước Thuận, Ninh Phước) bên đàn gà rừng của mình.

Gà rừng có đôi chân màu chì chắc khỏe. Đặc biệt, khi gà trưởng thành, hai tai bắt đầu trắng lên. Anh Thịnh cho biết: Gà rừng trống thường “đánh dấu” lãnh thổ bằng âm thanh. Mỗi buổi sáng, con trống cất lên tiếng gáy báo hiệu sự thống trị vùng lãnh thổ mà nó với các con mái khác đang sinh sống.

Gà rừng trống đẹp lạ kỳ bởi bộ lông màu nâu đỏ nhạt kết hợp với màu đỏ và màu xanh lá đậm. Bộ đuôi dài màu xanh trông rất oai vệ.

Vừa dẫn chúng tôi đi quanh trang trại nuôi gà rừng, anh Thịnh vừa kể về cơ duyên đến với gà rừng của mình: “Năm 2010, tôi đến nhà bạn ở Tây Ninh chơi, tình cờ bắt gặp giống gà lạ, rất đẹp mắt. Lân la hỏi chuyện, tôi mới biết giống gà rừng. Qúa thích thú, tôi mua một cặp với giá 1 triệu đồng về nuôi thử. Sau gần 4 năm chăm sóc, tôi đã sở hữu trong tay trên 20 con gà rừng”.

Theo anh Thịnh, tời gian đầu nuôi gà rừng, người chơi phải chú ý khéo léo, tỉ mỉ. Nên nuôi gà rừng con trong lồng, cách ly mặt đất 60cm, nhằm tránh chuột. Khác với gà nhà, gà rừng có khả năng miễn dịch rất cao nên hạn chế rủi ro khi dịch bệnh đến. Mỗi cặp gà trưởng thành có giá khoảng 400.000 đồng tùy vào sắc đẹp mỗi con. Riêng gà mồi dùng để bẫy gà rừng có giá “nhỉnh” hơn từ 800.000 -1.000.000 đồng/con.

Cũng là một dân chơi gà rừng lâu năm, anh Phan Minh Hòa, phường Đông Hải, Tp. Phan Rang Tháp Chàm thích thú chia sẻ: Tôi nuôi gà rừng không phải vì lợi ích kinh tế, mà đơn giản chỉ vì đam mê. Tôi mê tiếng gáy của gà rừng vào mỗi buổi sáng, mê ngắm nhìn bộ lông sặc sỡ, mê vóc dáng hoang sơ của nó. Và càng thú vị, mê hơn khi thấy cả đàn gà rừng ở ngay trong vườn nhà mình.

 

Đến thú vui bẫy gà rừng

Có “dân chơi” chịu chi tiền triệu để sở hữu một cặp gà rừng, nhưng cũng có nhiều người không có điều kiện kinh tế nên xem việc đi bẫy gà rừng về để nuôi vừa là một cách để thỏa mãn thú chơi, vừa để có thêm những trải nghiệm quý mà những người dùng tiền để mua gà không có được.

Theo kinh nghiệm của anh Thịnh, mùa bẫy gà “rộ” nhất từ tháng 5 đến tháng 7. Vào khoảng thời gian này, dân chơi bẫy gà lại í ới gọi nhau về các bìa rừng Phương Cựu, Vĩnh Hy (Ninh Hải), núi Chà Bang (Thuận Nam) hay ngược lên Phước Bình (Bác Ái), Hòa Sơn (Ninh Sơn)…để bẫy gà rừng.

Bẫy gà được bện bằng sợi thép nhỏ, dài chừng 3 cm, một đầu gắn đinh cắm xuống đất, đầu còn lại nối với đoạn ni lông thắt thòng lọng để thít chân gà khi chúng xông vào con gà mồi. Yếu tố quan trọng quyết định thành công của cuộc bẫy gà chính là con gà mồi. Gà mồi phải là gà lai thì mới dạn dĩ, đập cánh khiêu khích, dụ đối phương được.

Bẫy gà rừng được “ém” sát đất, lẫn vào lớp lá khô, rất khó phát hiện. Mỗi lần phải đặt xung quanh gà mồi mấy chục chiếc bẫy như thế. Công đoạn cuối cùng của việc đặt bẫy là đặt chú gà mồi vào khoảng trống giữa “rừng” bẫy.

 

Chân của chú gà rừng trống này được cột bằng một sợi ni lông mảnh, một đầu gắn với cây sắt nhọn nhỏ hơn đầu đũa, cắm sâu xuống đất. Bẫy gà mang đến người chơi cảm giác hồi hộp, kiên nhẫn chờ đợi con mồi…để rồi niềm vui vỡ òa khi gà rừng dính bẫy.

“Có lúc ngồi canh cả ngày cũng không có con gà rừng nào dính bẫy, có hôm may mắn lại bẫy được 2-3 con. Đường đi xa, vất vả nhưng vui nên có thời gian rãnh tôi lại cùng anh em đi bẫy gà để về nuôi”- anh Thịnh tâm sự. Càng quý hơn, dân chơi gà luôn ý thức được sự khan hiếm của gà rừng nên trong quá trình bẫy hạn chế làm gà bị tổn thương. Sau khi sở hữu được gà, người chơi tỉ mỉ chăm sóc, lai tạo giống để gà phát triển.

Đối với những người nặng lòng với làng quê, khi được nghe tiếng gà gáy, tiếng túc túc gọi bầy, tiếng chú gà trống oai hùng gọi bạn tình, bao ký ức về vùng quê yên bình như đang trở về. Càng đặc biệt hơn, khi tiếng gáy đó cứ mải miết như bản nhạc hoang sơ kéo người nghe về gần hơn với thiên nhiên, với núi rừng. Thú chơi gà rừng không chỉ thõa mãn đam mê của dân chơi, mà còn góp phần bảo tồn giống gà rừng địa phương đang có nguy cơ tuyệt chủng.

1
Báo Ninh Thuận
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm