Nói chuyện với con ra sao để con biết nghe lời?
8 câu nói trào lưu mở hàng năm 2019 'đỡ không nổi' của giới trẻ / Sự nguy hiểm của thói quen ngủ thiếp khi đang cầm điện thoại trên tay
Giao tiếp bằng mắt
Hãy ngừng làm việc trong một phút và giao tiếp thực sự với con của bạn. Hãy chắc chắn rằng bạn đã thu hút được sự chú ý của con. Điều đó đồng nghĩa với việc phải giao tiếp bằng mắt.
Cha mẹ có thể hạ thấp người xuống, nhìn vào mắt của con. Hành động này không chỉ giúp xác định xem con có đang nhìn và lắng nghe hay không mà còn giúp tăng cường giao tiếp với trẻ. Sự gần gũi có sức mạnh nhiều hơn là những mệnh lệnh và bạn nên nói chuyện thay vì uy hiếp trẻ phải làm gì đó.
Tránh xa câu phủ định
"Không được chạy", "không được bày bừa đồ chơi", "không được bôi bẩn ra quần áo"... Các câu phủ định nhiều khi là khó hiểu với trẻ và làm cho con nảy sinh tâm lý muốn làm ngược lại.
Vì vậy, thay vì những câu phủ định bắt đầu bằng "không được", "không cho phép", bạn có thể thay bằng các câu khẳng định, ngắn gọn và đơn giản. Ví dụ "hãy cất đồ chơi vào thùng", "vui lòng đi bộ trên hành lang".
Tôn trọng các yêu cầu của con
Nhiều bậc phụ huynh có thói quen lập tức phản đối các yêu cầu của trẻ, thậm chí không thèm suy xét kỹ. Và khi cha mẹ phủ nhận một cách quyết liệt như vậy, con cũng thường làm tương tự với các yêu cầu của cha mẹ.
Vì vậy, hãy sàng lọc kỹ các đề nghị của trẻ. Hãy đồng ý nếu có thể và nếu không thể, cũng hãy từ chối con một cách ngắn gọn, nhẹ nhàng. Ví dụ, bạn có thể trả lời rằng "không phải trong ngày hôm này", "hiện tại không có thời gian cho điều đó". Bạn cũng có thể thử nhân nhượng bằng cách đặt ra điều kiện đi kèm với yêu cầu của trẻ.
Rút ngắn bài diễn thuyết
Phụ huynh, đặc biệt là các bà mẹ có xu hướng biến câu trả lời 5 giây thành một bài diễn thuyết dài 5 phút và điều đó khiến con chán ngán. Mỗi khi bị cha mẹ thuyết giảng dài dòng, trẻ cũng thường dễ đánh mất sự tập trung và không còn muốn quan tâm tới yêu cầu của phụ huynh.
Nói cảm ơn khi con nghe lời
Mỗi lần con làm theo lời dạy, cha mẹ nên khuyến khích trẻ bằng cách nói cảm ơn và bày tỏ sự vui vẻ của bạn. Những lời cảm ơn đơn giản như vậy sẽ giúp hướng bé tới các hành vi tốt nhiều hơn, gây dựng sự tin tưởng và tăng khả năng trẻ nghe lời vào lần sau.
Yêu cầu con nhắc lại
Một cách đơn giản để đảm bảo con nghe thấy là yêu cầu trẻ nhắc lại những gì bạn đã nói. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng 40-80% thông tin có xu hướng bị quên lãng hoặc hiểu nhầm nếu chỉ lắng nghe đơn thuần.
Giám sát
Để đảm bảo một nhiệm vụ không bị lãng quên, cha mẹ nên thường xuyên quan sát trẻ nhưng cũng đừng khiển trách quá nặng nề nếu con không làm. Bạn chỉ nên nhắc nhở hoặc hỏi con về kế hoạch cho việc đó.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chăm sóc mẹ già suốt 10 năm nhưng không được chia mảnh đất nào, đến lúc đọc kỹ lại di chúc tôi mới òa khóc
Tử vi ngày 22/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Mão công việc thăng hoa, tuổi Tỵ cẩn thận sai lầm
Con gái dắt 3 chú chó Ngao Tạng đi bộ mãi không về, bố đi tìm thấy cảnh tượng dở khóc dở cười
Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người
Bị thách cưới căn chung cư, mẹ chồng tương lai "gật đầu nhẹ", nhưng ngày mang sổ đỏ tới, bất ngờ cú chốt gây sốc!
6 con giáp tỏa sáng năm 2025: Lộc lá đầy nhà, thành công rực rỡ