Nồi cơm điện có một "cơ quan" nhỏ: Đụng một cái sẽ có công dụng nhà nào cũng cần, tiết kiệm tiền triệu
Tác dụng phụ đáng sợ của rau ngót bạn nên biết / Giảm cân sau tuổi 30: 4 nguyên tắc cần nhớ
Ngày nay nồi cơm điện là vật dụng mà bất cứ gia đình nào cũng có và sử dụng thường xuyên nhưng không phải ai cũng biết cách sử dụng nó một cách tiết kiệm điện và bền đẹp. Trong nồi cơm điện, có một bộ phận nhỏ, chỉ cần vệ sinh phần này sạch sẽ, sáng bóng là có thể giảm được một nửa tiền điện, nồi hoạt động tốt hơn, tuổi thọ cũng tăng đáng kể.
Đó chính là mâm nhiệt nồi cơm điện, tức phần đĩa cứng đệm giữa đáy nồi và ruột nồi, được thiết kế hơi vồng theo một cung tròn. Đây là phần tạo nhiệt chính cho nồi để nấu chín cơm, cũng là một trong những bộ phận quan trọng quyết định tuổi thọ của nồi cũng như chất lượng cơm nấu.
Sau một thời gian sử dụng, mâm nhiệt dễ bị dính cơm, bụi bẩn khiến khả năng dẫn nhiệt vào nồi kém đi. Vì vậy, khi nấu cơm, bạn dễ ngửi thấy mùi khét. Để tình trạng này kéo dài sẽ gây tốn điện, nấu cơm không ngon. Do đó, hãy vệ sinh mâm nhiệt của nồi cơm thường xuyên để cơm ngon, dẻo, tiết kiệm điện và kéo dài tuổi thọ.
Cách vệ sinh mâm nhiệt của nồi cơm điện
Mâm nhiệt sạch sẽ, sáng bóng sẽ giúp nồi cơm điện hoạt động tốt hơn, cơm nhanh chín, tuổi thọ của nồi tăng lên, giúp tiết kiệm kha khá tiền điện.
Chuẩn bị: kem đánh răng, bàn chải đánh răng cũ, vải mềm, giấy vệ sinh
Thực hiện: Mâm nhiệt có nhiều đường vân khá khó vệ sinh và cũng không được làm ướt. Lúc này Lúc này bạn có thể nhúng bàn chải đánh răng cũ vào nước, phết chút kem đánh răng lên và chà nhẹ nhàng lên. Sau đó dùng vải ẩm lau lại, tiếp tục dùng giấy mềm hoặc vải khô lau lại lần nữa là sạch.
Ngoài ra, bạn có thể vệ sinh mâm nhiệt bằng giấm trắng. Cách làm rất đơn giản, đầu tiên bạn hãy đổ giấm trắng lên mặt cứng của miếng bọt biển rồi dùng nó lau mâm nhiệt. Lau xong, nếu còn bẩn bạn có thể thấm giấm trắng để lau mâm nhiệt lại một lần nữa. Sau đó dùng khăn sạch lau lại mâm nhiệt để loại bỏ hết vết bẩn bám trên bề mặt.
Ngoài ra, khi vệ sinh nồi cơm điện bạn cũng nên chú ý vệ sinh những bộ phận dưới đây.
Vệ sinh van thoát hơi nồi cơm điện
Van xả nồi cơm điện cũng là nơi quan trọng nhưng lại dễ bị tích tụ vi khuẩn. Vam xả là nơi hứng bọt cơm trào lên khi nấu, vừa đẩy hơi nước dư thừa trong nồi ra ngoài. Nếu không vệ sinh van thoát hơi nồi cơm điện sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cơm. Hầu hết các loại van nồi cơm điện đều có thể tháo ra, nên bạn có thể tháo nó ra và màn đi rửa trực tiếp dưới vòi nước. Hong khô trước khi lắp lại vào nồi.
Vệ sinh nắp bên trong nồi cơm điện
Cũng như van thoát hơi, nắp bên trong nồi cơm điện cũng có nhiệm vụ đón bọt trào lên khi nấu, do đó nếu để lâu ngày thì chúng cũng cáu bẩn, có mảng bám, trông rất mất vệ sinh. Nếu để trong nhiệt độ cao, đặc biệt là trong những ngày nóng bức, nồm ẩm thì cơm dễ bị thiu, có mùi, ảnh hưởng tới chất lượng và mùi vị của cơm.
Cho nên, bạn hãy thường xuyên tháo nắp bên trong nồi cơm ra để rửa. Lưu ý, nhớ rửa cả phần gioăng cao su nữa. Sau khi rửa, hãy để nó khô ráo trước khi lắp lại nồi. Với những nồi cơm điện không thể tháo nắp bên trong ra, bạn hãy dùng khăn ẩm để lau.
Vệ sinh bên trong của vỏ nồi cơm điện
Bên trong vỏ nồi cơm điện là thân và đáy nồi. Khi lấy cơm, cơm có thể bị rơi vào phần này. Đến khi nấu lần sau, cơm sẽ bị cháy, bốc mùi khét.
Để vệ sinh phần này, bạn có thể dùng các loại khăn nhỏ, làm ẩm để lau. Nếu hạt cơm, bụi bẩn quá khó lấy, bạn có thể lấy ruột nồi ra, úp ngược nồi cơm điện xuống và lắc nhẹ để chúng rơi ra ngoài.Ngoài ra, bạn cũng cần lau vỏ ngoài của nồi cơm điện thường xuyên để đảm bảo vệ sinh và giữ được vẻ ngoài sáng bóng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao lại có mảnh vải trải ngang trên giường khách sạn? Nhiều người không biết tác dụng, hãy nghe cô dọn dẹp nói thật
Cuối tháng 12 âm: 2 con giáp đón tài lộc rực rỡ, 1 con giáp thoát khỏi vận xui
Mẹ chồng tung điều kiện “cực gắt” khi cho căn hộ, thông gia lập tức đáp trả khiến bà tái mặt
Mâm cua biển bạc triệu văng tung tóe giữa sân: Mẹ chồng bỗng nổi giận, nàng dâu quyết định rời đi!
Chồng ném đũa giữa mâm cơm, vô tình giúp mẹ tôi hiểu rõ bi kịch của cuộc hôn nhân này
Chắt bóp từng đồng gửi về quê, vậy mà khi tôi cần tiền, mẹ chồng lại phũ phàng từ chối: Câu nói khiến tôi rơi vào tuyệt vọng