Đời sống

Nỗi đau của những người mẹ không thể giữ được con

Mỗi khi nghe câu chuyện về một cô gái, một người phụ nữ nào đó phải tìm đến các thủ thuật để chấm dứt thai kỳ mọi người luôn có cái nhìn ác cảm. Thế nhưng, có ai hiểu rằng, chính họ là những người mẹ ấy rơi vào trường hợp phải bỏ đi giọt máu của mình vì không còn lựa chọn nào khác.

Các nhóm thực phẩm phòng tránh cảm cúm ở trẻ mà cha mẹ nên biết / 8 thực phẩm giúp tiêu mỡ, giải độc, xóa nhăn lại ngừa cả viêm nhiễm phụ khoa

Nỗi đau của người mẹ không thể giữ được con

“Lần cuối siêu âm, chị đã thấy con mình có rất nhiều cử động. Càng nhìn màn hình siêu âm, nước mắt chị càng tràn ra. Đến tận bây giờ,chị vẫn thấy sợ và ân hận“.

Đó là lời tâm sự đầy đau xót của chị Hiền ( Phú Xuyên, Hà Nội). Chị Hiền ở tuổi 30, đã có một con gái đầu. Đây là bé thứ hai của vợ chồng chị. Thế nhưng, chị vẫn phải cắn răng, dứt ruột mà bỏ cái thai 13 tuần, chỉ vì giới tính thai nhi nữ. Cả hai vợ chồng chị đều xác định sẽ sinh hai đứa con. Nhưng chồng chị là trưởng họ bố mẹ giao trọng trách lớn nhất là phải có con trai nối dõi tông đường. Ngay cả bản thân chị, chưa khi nào có ý tưởng trọng nam, khinh nữ. Xong, bố mẹ chồng chị lại đặt áp lực “con trai “lên cô con dâu trưởng.

Trước áp lực của gia đình chồng, dù rất đau lòng nhưng Hiền vẫn không thể làm khác được. Cô sợ thêm một bé gái sẽ khiến hạnh phúc gia đình mình tan vỡ. Khác với chị Hiền, Diệu Linh - cô sinh viên năm thứ tư của một trường đại học ở Hà Nội đã lỡ ăn trái cấm và có thai với bạn trai. Bạn trai cô đã về xin phép gia đình để hai đứa được tổ chức đám cưới sớm.

phu nu 3

(Ảnh minh họa)

Thế nhưng, bố mẹ Diệu Linh không chấp nhận. Họ xấu hổ khi phải làm đám cưới chạy cho con. Gia đình Linh là gia đình nền nếp, Linh là cô con gái ngoan ngoãn trong mắt của bố mẹ. Thế nên, cha mẹ cô muốn giữ mãi niềm tự hào ấy. Mẹ cô còn động viên: “Con cứ học cho xong đi, sau này, hai đứa lấy nhau mẹ cũng không ngăn cản. Giờ đang học mà cưới xin, dân làng họ cười bố mẹ không biết dạy con. Rồi còn chuyện học hành dang dở. Mà hai đứa còn chưa đi làm, lấy nhau về, lại thêm đứa con thì sống làm sao“. Trước những lời khuyên của mẹ, Linh đành chấp nhận để mẹ đưa đến Bệnh viện. Với cô gái trẻ, đó là nỗi đau khủng khiếp nhất mà cô từng trải qua.

Đến những nhầm tưởng nguy hiểm

Ở các vùng nông thôn, miền núi, các chị em thường biết đến một phương pháp “Hút điều hòa kinh nguyệt”. Có nơi còn gọi tắt là “đi điều kinh” hoặc “đi thông kinh”. Thoạt nghe, chị em thường nghĩ: “Chậm kinh thì đi hút kinh nguyệt cho điều hòa chứ có gì đâu mà to chuyện!”. Phương pháp này thường sử dụng với những phụ nữ mới chậm kinh. Điều đáng nói là rất nhiều chị em dùng phương pháp này như một “phương pháp kế hoạch hóa gia đình”.

Họ sử dụng liên tục, thường xuyên mà không hề nghĩ đến hậu quả khôn lường, không nghĩ đến những ảnh hưởng đến sức khỏe. Và đặc biệt, họ khồng hề nghĩ rằng “hút điều hòa kinh nguyệt “cũng chính là chấm dứt thai kì sớm.

Phía sau nỗi đau

phu nu

(Ảnh minh họa)

Dù cẩn thận đến cơ sở y tế có uy tín nhất nhì thành phố để làm thủ thuật, thế nhưng, sau hai tuần tái khám, Hiền vẫn bị sót thai. Bác sĩ giải thích “Thai của Hiền hơi lớn nên mới có một chút biến chứng”. Một lần nữa, cô phải siêu âm và hút lại. Sự đau đớn tăng lên gấp bội phần, thêm vào đó là những dằn vặt tinh thần rất lớn. Đó là chưa kể đến sự lo lắng những hậu họa sau này, khi mà cô đã ngoài ba mươi tuổi và vẫn còn muốn tiếp tục có thêm con trong tương lại. Cho dù bác sĩ đã khẳng định hiện tại, sức khỏe của cô đã hoàn toàn trở lại bình thường, thế nhưng, nguy cơ bị dính, tắc vòi chứng và các biến chứng khác chưa thể thấy ngay được.

 

Còn với Diệu Linh, cha mẹ cô coi việc con gái có thai trước khi cưới là đáng xấu hổ, “bôi do trát trấu” gia đình không thể tha thứ. Vì thế họ thà bí mật cho con đi phá thai, còn hơn là để cả làng nước biết họ có một cô con gái ăn cơm trước kẻng. Và để giữ thể diện gia đình, Linh đã chịu nỗi đau quá lớn.

Sau khi hút thai, Linh bị trầm cảm một thời gian dài, thậm chí có những lúc, cô cảm thấy oán hận bố mẹ vì đã ép cô phải bỏ con. Cho dù cô là người có lỗi, nhưng nếu như những những người trong gia đình thông cảm và tha thứ, cô đã có thể giữ lại đứa con đầu lòng của mình. Tuy không đau khổ như các những người phụ nữ nạo,phá thai vì bị ép buộc, song việc sử dụng phương pháp hút điều hòa kinh nguyệt để thực hiện kế hoạch hóa gia đình là nỗi đau do thiếu hiểu biết của chính họ. Hút điều hòa kinh nguyệt thực chất là phá thai sớm. Hút quá sớm, khi tổ chức thai chưa về làm tổ trong tử cung gây ra tình trạng hút rồi mà thai vẫn phát triển, dẫn đến chửa ngoài tử cung ngay tại thời điểm đó hoặc sót thai. Đối với những người thực hiện thủ thuật nhiều lần, nguy cơ chửa ngoài tử cung càng cao.

Đặc biệt, các thủ thuật này đều có các tác động rất xấu đối với sức khỏe của chị em phụ nữ. Nếu những người phụ nữ ấy được tuyên truyền nhiều hơn, hiểu rõ hơn về các biện pháp kế hoạch hóa gia đình, hiểu kĩ về thủ thuật mình đang sử dụng thì có lẽ, họ đã không chọn cách này.

Hiện nay, không chỉ ở các vùng nông thôn, miền núi, tình trạng nạo hút thai mới diễn ra thường xuyên. Ngay ở các thành phố lớn- nơi mà các biển hiệu nạo hút thai vẫn được trưng đầy đường, có cả đèn biển hiệu nhấp nháy như một sự cổ súy- các ca nạo hút thai ngày càng diễn ra nhiều hơn. Khi có thai ngoài ý muốn, không ai khác ngoài những người phụ nữ phải chịu nỗi đau nhiều nhất. Nỗi đau dai dẳng cả về thể xác và tâm hồn, nỗi đau của một người mẹ khi mất đi đứa con của mình. Nhưng bên họ có ai chia sẻ, có ai cảm thông hay thậm chí họ phải lén lút, sợ hãi dấm dúi đi giải quyết một mình.

Thay cho lời kết

Có quá nhiều định kiến xã hội, nhiều rào cản khiến người phụ nữ đều có chung một tâm lí “. Thà chịu nỗi đau một mình âm thầm, còn hơn phải chịu sự xoi mói, dè bỉu, coi thường của xã hội. “ Làm mẹ là quyền thiêng liêng của mỗi người phụ nữ. Thế nhưng, không phải lúc nào họ cũng tự quyết định được có sinh ra những đứa con của mình hay không. Bản thân người phụ nữ phải chịu bao áp lực giữa gia đình, chồng, gia đình bên chồng và bao quan niệm xã hội khác xung quanh.

 

Người ta thường nói “trẻ em là tương lai của đất nước” thế nhưng, những đứa trẻ có khỏe mạnh hay không lại phụ thuộc rất nhiều vào sức khỏe và quá trìnhmang thai của người mẹ. Người phụ nữ không thể có sức khỏe sinh sản tốt nếu thường xuyên sử dụng các biện pháp nạo hút thai. Chính vì thế, để bảo đảm sức khỏe sinh sản của người phụ nữ, họ rất cần sự giúp đỡ, chia sẻ từ cộng đồng.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm