Đời sống

Nồi vừa rửa sạch không nên đặt trực tiếp lên bếp ga, lý do khiến ai nấy cũng phải ngỡ ngàng, rất thực tế!

Thói quen đặt trực tiếp nồi vừa rửa xong lên bếp ga không những làm giảm tuổi thọ của nồi mà còn gây tốn gas.

Tắt bếp trước hay khóa bình gas trước mới đúng: Nấu ăn bao nhiêu năm nhưng nhiều người không biết điều này / Bỏ lon nước ngọt có gas vào ngăn đá để làm mát nhanh: Chuyên gia lắc đầu than "cực kỳ nguy hiểm", vì sao?

Sau khi sử dụng xong nồi, rất nhiều người có thói quen rửa đi và ngay lập tức dùng để nấu món khác. Thế nhưng không phải ai cũng biết rằng việc đặt trực tiếp một chiếc nồi vừa mới rửa sạch lên bếp gas là điều sai lầm. Vì thế, trước khi dùng chiếc nồi mới được làm sạch để chế biến món khác, bạn nên lau khô phần đáy rồi mới đặt lên bếp.

Vì sao không nên đặt nồi vừa rửa sạch lên bếp gas?

Những chiếc nồi vừa rửa xong thường vẫn ướt cả trong lẫn ngoài, vì thế nếu bạn đặt ngay lên bếp gas thì sẽ cần thêm thời gian và nhiệt lượng để làm nóng chúng. Điều này gây lãng phí thêm thời gian và khí gas.

bep-ga-3-ngoisaovn-w1280-h720 0

Ảnh minh họa

Đặc biệt, phần đáy nồi đang ướt sẽ nhỏ những giọt nước còn đọng lại xuống bếp và khiến thiết bị chống cháy tự động cũng như kim đánh lửa của bếp gas bị hỏng. Nếu việc này lặp đi lặp lại nhiều lần thì có thể làm bếp gas của bạn không đánh lửa được.

Thông thường bếp gas sẽ có ngọn lửa xanh nhưng nếu đang cháy mà gặp hơi ẩm, chúng sẽ chuyển sang màu đỏ hoặc vàng. Đây là loại lửa có thể tạo khói làm đen nồi và toả ra nhiều khí carbon monoxide gây nguy hiểm cho sức khoẻ.

Vì thế, bạn không nên đặt những chiếc nồi vừa được rửa xong lên bếp gas. Trong trường hợp cần sử dụng luôn, bạn cần lau khô phần đáy rồi mới đặt lên bếp.

bep-ga-2-ngoisaovn-w563-h397 1

Những mẹo phù hợp giúp tiết kiệm gas khi nấu ăn

 

Không bật hay tắt bếp nhiều lần

Hành động bật và tắt bếp gas nhiều lần sẽ làm lượng gas thoát ra ngoài nhiều, gây lãng phí cũng như làm giảm tuổi thọ của bếp. Vì thế, trước khi nấu ăn, bạn cần chuẩn bị và sơ chế sẵn các nguyên liệu rồi mới bắt đầu bật bếp nấu nướng.

Chọn dụng cụ nấu ăn

Khi nấu ăn, bạn nên chọn những chiếc nồi có kích thước phù hợp với lượng thức ăn cần nấu để tránh gây lãng phí gas. Trong trường hợp cần nấu những món hầm, bạn có thể sử dụng nồi áp suất để thức ăn nhanh chín, nhanh mềm và tiết kiệm gas. Ngoài ra, những loại nồi inox hay nhôm đáy mỏng vừa sẽ dễ hấp thụ nhiệt và tiết kiệm gas hơn.

bep-ga-1-ngoisaovn-w900-h472 2

Điều chỉnh ngọn lửa

 

Nhiều người cho rằng nếu bật lửa to sẽ giúp đồ ăn nhanh chín hơn. Thế nhưng trên thực tế, suy nghĩ này hoàn toàn sai. Vì thế khi sử dụng bếp gas, bạn nên chú ý điều chỉnh ngọn lửa sao cho tập trung ở phía đáy nồi và tránh để chúng lan rộng ra ngoài. Những ngọn lửa quá lớn sẽ khiến món ăn của bạn vừa lâu chín vừa gây tốn gas do nhiệt lượng bị phân tán ra xung quanh.

Rã đông thực phẩm trước khi nấu

Không nên nấu trực tiếp các nguyên liệu lấy từ ngăn đông tủ lạnh vì việc này sẽ khiến bạn mất thêm nhiều thời gian đun nóng cho tan lớp nước đá và gây lãng phí gas. Do đó, bạn cần rã đông thực phẩm trước khi bắt tay vào nấu ăn.

Khoá bình gas sau khi nấu

Sau khi đã nấu xong các món ăn, bạn cần khoá bình gas lại vì đây là một trong những cách hiệu quả giúp hạn chế lượng gas thất thoát ra ngoài. Việc này vừa giúp đảm bảo an toàn cho người sử dụng vừa tránh tình trạng cháy nổ, rò rỉ khí gas.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm