Nữ sinh xa nhà khoe toàn gạo, đồ ăn, rau củ sạch cha mẹ gửi từ quê lên khiến dân mạng vừa chạnh lòng vừa ghen tỵ
Cây bưởi cổ hiếm có: Cao hơn 1 mét, sai trĩu 300 quả vàng rực / 4 người Việt bị ngồi tù ở Singapore vì lấy cắp hơn 1.400 món hàng
Với những người ở xa quê, luôn mong muốn được sống cùng với bố mẹ, để có thể an tâm, không phải lo lắng từ miếng ăn đến giấc ngủ. Nhưng ai trong chúng ta rồi cũng lớn, cũng sẽ phải rời xa vòng tay của bố mẹ để đi học, đi làm hay nhiều người lập gia đình. Vì vậy mà với họ, mỗi lần được bố mẹ gửi cả đống đồ ăn, mà sinh viên quen trêu với nhau là "hàng tiếp tế", là một lần lại hạnh phúc vô bờ bến.
Không phải là những thứ hàng xa xỉ, đó có thể là của nhà trồng được, nuôi được, hay là những thứ được mua ở chợ quê, nhưng thứ đồ đều rẻ hơn trên thành phố, và chí ít được bố mẹ chúng ta tin là sản phẩm sạch. Mới đây, một cô bạn Hương Giang sinh viên ĐH Nội vụ Hà Nội cơ sở TP. HCM đã chia sẻ lên một diễn đàn ti tỉ thứ đồ ăn mẹ gửi từ quê lên khiến dân tình phải tỏ ra ghen tị.
Dòng chia sẻ của cô con gái khi nhận quà tiếp tế từ mẹ. (Ảnh chụp màn hình)
"Nhà mình ở Đắk Lắk, dạo trước ít việc nên mẹ hay gửi đồ cho mình. Rau cải, dưa leo... các thứ nhà trồng được là gửi hết. Nhiều khi rau gửi lên vàng hỏng hết nhưng mình vẫn bảo ngon. Mấy hôm nay vào mùa hái cà phê rồi, bận vậy mà mẹ vẫn nhờ người khác trông lò sấy rồi chạy đi mua với gửi đồ cho mình. Thật sự thương lắm", cô bạn Hương Giang chia sẻ.
Sau khi câu chuyện được đăng tải, bài viết đã nhận được sự quan tâm của rất nhiều người, hàng loạt bình luận bày tỏ đồng cảm với chủ nhân bài viết. "Tớ ở Sài Gòn, mẹ tớ ở Quảng Trị mà cũng đóng thùng gửi máy bay vô. Nhiều khi tiền ship còn mắc hơn tiền đồ ăn nữa mà nói mãi vẫn cứ gửi", bạn Ha Thu chia sẻ.
Cư dân mạng cũng được dịp khoe đồ tiếp tế của bố mẹ. (Ảnh: Hoàng Thảo Nguyên)
Các vị phụ huynh thậm chí còn viết cả chú thích. (Ảnh: An Võ)
Hay câu chuyện trải lòng của Duy Nguyễn: "Mỗi lần mẹ tớ gửi tớ đều tỏ ra hằn hộc. Thái độ không muốn lấy. Không phải chê không muốn lấy mà tớ biết bố mẹ gửi phần ngon nhất cho tớ, ở nhà ăn mấy cái không ngon. Ví dụ gà thì gửi cho tớ hết chừa đầu, cổ, cánh ngoài, chân lại ăn, còn thịt đem gửi. Nên tớ cố ý làm vậy để không gửi nữa, nhưng cứ gửi mãi vậy".
"Mình học ở Hà Nội, nhà cách đây 2h30 đi xe khách. Nhà mình cũng không trồng gì nhiều, hoa quả với rau đa số cũng là mua ngoài, cả bánh kẹo, mì trũ các thứ nữa. Ở đây mình cũng tự mua được nhưng bố mẹ cứ thích gửi, bảo là đồ ở quê rẻ hơn sạch hơn. Mẹ còn hay làm mấy món ăn sẵn gửi luôn cho con bé đỡ nhớ cơm nhà. Chuẩn bị các thứ đi mua cũng mất thời gian lắm. Thôi đó là công việc làm cho bố mẹ vui", bạn có nickname Hơi Mệt chia sẻ.
Dù cho có cồng kềnh hay vất vả, cha mẹ cũng chỉ muốn con được ăn ngon, ăn sạch. (Ảnh: Thị)
Những món quà gửi từ quê, không chỉ mang theo tình thương của gia đình, mà nó còn là động lực để cho Hương Giang cũng như những con người xa xứ có thêm động lực. Dù cho đó chỉ là những món ăn đơn sơ, hoa quả cũng là những loại thông thường dễ tìm, dễ mua nhưng đó chính là niềm mơ ước của biết bao cô cậu sinh viên xa nhà. Nhận được những món đồ cứu trợ, những người con xa quê đã vơi đi đôi phần gánh nặng chợ búa hằng ngày.
Tâm lý người làm cha, người làm mẹ lúc nào cũng vậy, ẩn sau những thức quà quê gửi lên cẩn thận, là cả một sự đợi chờ ngày hội ngộ của cả nhà, đợi chờ một bữa ăn no đủ mà cha mẹ có thể ngồi cùng các con như ngày xưa.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bấm chuông giữa trưa, mẹ chồng bơ phờ tìm đến xin ở nhờ: Cú sốc gia đình khiến tôi nghẹn lời
10 triệu mỗi tháng gửi về chăm bố mẹ chồng, nhưng ngày về thăm quê, nhìn mâm cơm nghèo nàn, tôi lặng người
Bí mật kinh hoàng sau tờ đăng ký xe máy của mẹ chồng: Cơn ác mộng của một cuộc hôn nhân tưởng như hoàn hảo
Từ ngày 22/11 đến cuối năm: Ba con giáp đón sóng may mắn, tài lộc hanh thông, sự nghiệp thăng tiến
Giải mã giấc mơ thấy người đã khuất xuất hiện trở lại
Từ cuối tháng 11: Sao tài lộc rực sáng, 4 con giáp bứt phá và hưởng lộc lớn