Đời sống

Ở nhà chăm con, nàng dâu chạnh lòng vì mẹ chồng sống quá tiết kiệm, nói lời đầy ẩn ý

Theo người vợ này, vì kinh tế gia đình không dư dả nên mẹ chồng cô sống tiết kiệm quá mức. Bà thường xuyên giục giã cô mau đi làm trở lại.

Tôi muốn đón mẹ ra sống cùng nhưng vợ lại không đồng ý / Chồng nói tôi cần tiếp tục chịu đựng chị gái của anh

Chào các bạn, mình là nữ 30 tuổi, đã kết hôn được 3 năm và đã có 1 bé 17 tháng tuổi. Mình yêu và kết hôn với chồng mình hiện tại chỉ sau 1 năm tìm hiểu, khi tìm hiểu mình cũng chỉ thấy anh hiền, ngoan, làm văn phòng, ổn định.
Với lúc đó mình cũng đã 27 tuổi, đến tuổi lấy chồng nên khi anh cầu hôn mình đã đồng ý. Quê anh ở xa, anh công tác và làm việc ở Hà Nội vì thế nên năm đầu tiên chỉ về nhà chồng có 3 lần. Mọi việc cũng không có vấn để gì lớn, cho đến khi mình sinh em bé, mình phải nghỉ sinh, rồi dịch Covid ập đến, mình bị thất nghiệp với con còn nhỏ nên mình ở nhà trông con.
Mọi việc bắt đầu phát sinh từ đây. Nói qua về chồng mình thì anh là 1 nhân viên văn phòng bình thường, hiền lành. Lương anh 12 triệu 1 tháng và đều đưa hết cho mình giữ. Khi mình sinh em bé đến nay mẹ chồng có lên HN ở cùng 2 vợ chồng mình để chăm cháu. Chồng mình thì hay đi làm về muộn, do cơ quan anh ở xa.
Các bạn biết đấy, với thu nhập 1 tháng 12 triệu của chồng, cộng với mình bán hàng online 1 tháng được 4-5T thì để chi tiêu cho cuộc sống ở HN này là quá khó khăn. Tiền thuê nhà, tiền điện, tiền nước, tiền ăn.v.v.... Thế nên khi có mẹ chồng sống chung mẹ mình rất tiết kiệm và để ý chi tiêu, mình nấu ăn mẹ mình cũng bảo bớt lại để nấu 2 bữa, không có nhiều quá.

Ở nhà chăm con, người vợ trẻ chạnh lòng khi thấy mẹ chồng sống quá tiết kiệm, nói lời đầy ẩn ý

(Ảnh minh họa)

Mình bật điều hoà cho cháu ngủ ngon hơn thì bà cũng dặn bật mấy tiếng rồi tắt đi, vẫn mát mà tiết kiệm điện. Đặc biệt bây giờ con mình còn nhỏ quá nhưng mẹ chồng cứ giục mình để con ở nhà cho bà trông rồi kiếm việc đi làm. Trường công người ta cũng chỉ nhận bé từ 2 tuổi trở lên. Bé nhà mình còn nhỏ quá lai rất bám mẹ, rời mẹ là khóc. Mình thương con và thấy áp lực quá, mọi người cho mình lời khuyên mình có nên nói khéo để mẹ chồng mình về quê chăm ông nội đang ở quê 1 mình không??? Mình khó xử quá!!!"

Ở nhà chăm con, người vợ trẻ chạnh lòng khi thấy mẹ chồng sống quá tiết kiệm, nói lời đầy ẩn ý

(Ảnh chụp màn hình)

Dòng tâm sự của người dùng này đã thu hút đông đảo sự chú ý trên mạng xã hội. Nhiều người cho rằng người mẹ chồng này hơi khó tính, khắt khe khi đã cố gắng can thiệp sâu vào cuộc sống của vợ chồng người con trai. Tuy vậy, nhiều người cho rằng nàng dâu này cũng nên sớm tìm công việc để có thêm thu nhập, đầu óc lại thoải mái, tránh việc suy nghĩ quá nhiều.
"Các trường tư cũng nhận các bé từ 17 tháng tuổi rồi. Bạn cân đối xem gửi con rồi đi làm kinh tế có dư dả hơn không. Con đi học rồi sẽ quen hết, vất vả lúc đầu thôi", người dùng Loan Nguyễn viết.

"Mình nghĩ bạn nên sớm tìm việc đi làm, vừa có thêm thu nhập lại thoải mái đầu óc", người dùng Khánh An viết.
Giúp bạn cải thiện mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu

Chấp nhận thiếu sót của mẹ chồng
Khi muốn tìm cách giải quyết mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu, bạn hãy xem những thiếu sót của đối phương như một phần trong cuộc sống của bạn. Điều này không có nghĩa là bạn sẽ thỏa hiệp với mọi sự “đàn áp” và sai trái của mẹ chồng nhưng sẽ tốt hơn nếu bạn tìm cách chung sống hòa bình với những sai lầm nhỏ.
Điều chỉnh bản thân để hóa giải xung đột
Điều chỉnh bản thân để thích nghi với truyền thống gia đình chồng. Cách này không có nghĩa là khi lấy chồng và sống cùng nhà chồng, bạn sẽ trở thành một người hoàn toàn khác. Nhưng ở mỗi nơi sẽ có một phong cách sống khác nhau và nó sẽ không hoàn toàn giống với gia đình bạn. Hãy tôn trọng cách nấu ăn của mẹ chồng hoặc sở thích của những thành viên khác trong gia đình chồng. Không chê bai, dè bỉu là bước đầu tiên để ghi điểm với mẹ chồng.
Tôn trọng mẹ chồng

Tôn trọng nhau là từ khóa tiếp theo để cả thiện mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu. Chúng ta cần tôn trọng mọi điều trong cuộc sống của nhau, đặc biệt là sự khác biệt và sự riêng tư. Mỗi người là một cá thể không giống nhau. Vì thế, sự khác biệt là điều hiển nhiên và bạn phải tôn trọng nó. Một gợi ý cụ thể hơn là bạn hãy thử tôn trọng cách cha mẹ hoặc con cái tận hưởng kỳ nghỉ lễ theo cách riêng của họ.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm