Ở Việt Nam, ven đường mọc đầy một loại rau ít người ăn nhưng rất giàu omega-3 giúp trường thọ
Đầu bếp lâu năm tiết lộ, rắc thứ này vào chảo đang cháy đen thui, 10 phút sau chảo sạch bất ngờ / Tháng 10 âm lịch: Hai con giáp được quý nhân phù trợ, cuối năm đón nhiều may mắn và tài lộc
Nước ta với khí hậu nhiệt đới gió mùa thích hợp cho nhiều loại cây sinh sôi, phát triển. Trong đó có những loại được coi là rau dại, nhiều giá trị cho sức khỏe nhưng ít người dùng đó là rau sam.
Rau sam là một loại cây thân cỏ, có vị chua, không độc, có tính lạnh và giàu giá trị dinh dưỡng. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy loại rau này ở hầu hết các tỉnh thành, tại vùng đất ẩm ướt ven đường, kênh rạch, ao hồ...
Rau sam là loại rau dân dã mọc nhiều ở các vùng quê Việt Nam.
Một số món ăn thơm ngon từ rau sam như: rau sam xào tỏi tôm, canh rau sam thịt bằm, nộm rau sam... Đây không chỉ là một loại thực phẩm dùng để chế biến được nhiều loại thức ăn ngon mà đây còn là một vị thuốc có nhiều công dụng. Có thể dùng rau sam ở dạng tươi hoặc phơi khô, dùng dần.
Thông thường, rau sam được thu hái vào mùa hè và mùa thu và chỉ sử dụng loại sam có thân to, đỏ. Tuy nhiên, nếu dùng với mục đích chế biến món ăn, có thể tìm thấy rau quanh năm.
Rau sam là loại rau dân dã mọc hoang nhiều ở Việt Nam, nhưng loại rau này được thế giới rất coi trọng nhiều tác dụng cho sức khoẻ.
Công dụng của cây rau sam:
Tuy là loại rau dân dã ở Việt Nam nhưng rau sam lại được nhiều nước trên thế giới coi trọng.
Người Trung Hoa gọi rau sam là rau trường thọ. Trong khi đó, rau sam là loại rau mọc dại ở Việt Nam, ít người ăn. Rau này được người dân nhiều vùng trong nước dùng để chăn nuôi gia súc.
Rau sam là loại cỏ, cành mẫm nhẵn, rất quen thuộc ở nhiều vùng quê. Trước kia, rau sam được coi là rau dại, rau cứu đói ở các mùa hiếm rau. Tuy nhiên, ngày nay, các thực phẩm rau xanh nhiều nên loài rau này không được để ý đến. Thực tế, rau sam chứa nhiều chất quý, tốt cho sức khỏe.
Nhiều nghiên cứu hiện đại cho thấy rau sam có nhiều hoạt tính sinh học như Flavonoid, Coumarin, Monnoterrpene Glycoside, hợp chất Phennolic. Trong rau sam còn chứa nhiều axit béo như omega-3, vitamin, khoáng chất và một số hợp chất tốt cho sức khỏe.
Rau sam còn sở hữu một số khoáng chất tốt như phốt pho, sắt, mangan, canxi, đồng… trong rễ, thân, lá. Lá của rau sam còn giàu selen, magiê, vitamin A, vitamin C.
Nguồn chất béo thực vật từ rau sam giàu omega-3 không chứa cholesterol. Các axit béo phân lập từ rau sam chứng minh tốt cho sức khỏe của hệ tim mạch.
Ngoài ra, trong thành phần của rau sam còn chứa Protulaca oleracea làm giảm trọng lượng cơ thể, axit béo tự do trong máu và tăng insulin máu, tăng độ nhạy của insulin và cải thiện sự suy giảm dung nạp glucose và chuyển hóa lipid trên chuột mắc bệnh đái tháo đường.
Lưu ý khi ăn rau sam:
- Không nấu quá chín, đung sôi quá lâu.
- Không sử dụng cho phụ nữ có thai.
- Người bệnh có thể tạng hư hàn, hay đi tiêu lỏng, cần phối hợp với những vị thuốc cay, ấm để không làm trệ tỳ khi sử dụng loại rau này.
- Người có tiền sử sạn thận nên thận trọng dùng loại dược liệu này.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Sau ngày 24/12, 4 con giáp vượng tài chính, liệu bạn có nằm trong danh sách may mắn?
Mua ổi nên chọn quả sần sùi hay trơn nhẵn? Thêm một điểm này đảm bảo ổi ngon ngọt, không bị chát
Phát ngại vì mẹ chồng đi ăn cỗ nhà hàng mà gói phần vào túi nilon, ngày tiễn bà về quê, nhìn chiếc làn rách mà tôi bật khóc
Tuần mới (23-29/12): 4 con giáp rước lộc thần tài, kết thúc năm 2024 đầy rạng rỡ
Nam du học sinh từ chối ở nhà trọ, sẵn sàng bay quãng đường 9000km về nhà với chi phí 38 triệu/tuần
Thần tài điểm mặt: 3 con giáp đón lộc làm ăn năm 2025 – Nắm cơ hội, thắng lớn!