Phần bổ dưỡng nhất của con lợn, giá rẻ nhưng là vua bổ sung sắt
Không phải thịt lợn: Đây mới là 2 bộ phận giàu dinh dưỡng nhất người mua không biết, người bán cũng thờ ơ / Người bán cá tiết lộ: Đi chợ thấy 7 loại cá này nên mua ngay, cá tự nhiên giàu dinh dưỡng, giá lại rẻ
Lợi ích của huyết lợn đối với sức khỏe
Huyết lợn (tiết lợn) là thực phẩm dân dã, giá rẻ được nhiều người yêu thích. Bạn có thể sử dụng nó để chế biến các món như luộc, xào, nấu cháo, nấu canh, ăn kèm lẩu...
Huyết lợn giàu protein, vitamin K, sắt, vitamin B2, vitamin C và nhiều dưỡng chất khác.
Theo Đông y, huyết lợn có tính ấm, vị ngọt đắng, giúp thanh nhiệt, giải độc, làm sạch ruột, bổ máu, làm đẹp da.
Hàm lượng sắt trong huyết lợn rất cao, ở dạng sắt heme, cơ thể con người có thể dễ dạng hấp thụ. Ngoài ra, nó còn chứa coban - một nguyên tố vilượng cóthể ngăn ngừa sự phát triển của các khối u ác tính.
Ăn huyết lợn có thể điều trị chứng chóng mặt, nôn trớ, chảy máu cam, chấn thương... Nhờ hàm lượng sắt dồi dào, tiết lợn là món ăn tốt cho người bị thiếu máu, người xanh xao.
Huyết lợn khi nấu chín có giá trị dinh dưỡng và cung cấp sắt cho cơ thể. Tuy nhiên, nó cũng giống như nội tạng động vật, có hàm lượng cholesterol khá cao, nên không được khuyết khích ăn nhiều. Trẻ nhỏ, người có nguy cơ mỡ máu cao, cao huyết áp nên hạn chế ăn huyết lợn. Chúng ta chỉ nên ăn các món chế biến từ huyết lợn 2-3 lần/tháng.
Khi ăn huyết lợn, nên chọn mua ở những cơ sởhoặc người bán có uy tín, có kiểm định. Không mua huyết đã đổi màu, có mùi. Tuyệt đối không ăn huyết lợn khi còn sống (kẻ cả món tiết canh) bởi trong máu gia súc, gia cầm (bao gồm cả những con khỏe mạnh) đều có chứa nhiều virus, vi khuẩn gây bệnh. Ngoài ra, quá trình cắt tiết có thể làm vi khuẩn ở đường hô hấp, lông và da xâm nhập vào máu. Do vậy, ăn tiết canh chính là đưa vi khuẩn, virus sống vào người.
Một số món ăn - bài thuốc chế biến từ huyết lợn
- Cháo huyết lợn: Dùng huyết lợn, đậu xanh, gạo mới, hành, giá đỗ, rau thơm, gia vị vừa đủ để nấu cháo. Đây là món ăn có tác dụng bổ hư, thanh nhiệt, giải độc, cầm huyết.
- Canh huyết lợn, hoa thiên lý: Dùng huyết lợn, gan lợn, hoa thiên lý, nước dùng, gia vị vừa đủ nấu thành canh. Món ăn này có tác dụng bổ huyết, cầm huyết, nhuận tràng, ích tỳ thận, trị chứng kém ăn, mất ngủ, đau đầu, chóng mặt, ù tai...
- Canh huyết lợn, rau ngải cứu: Dùng huyết lợn, gạn lợn, lá ngải cứu nấu thành canh và ăn khi còn nóng giúp bổ huyết, ôn kinh chỉ huyết, điều huyết, da khô ngứa nổi sần...
- Huyết lợn xào giá đỗ: Dùng huyết lợn luộc chín, giá đỗ, hành tây, dầu xăn xào chín. Món ăn này giúp bổ sung khí huyết, thanh nhiệt, trị đau đầu, chóng mặt, ù tai, chuột rút, giảm trí nhớ, tê tay chân.
End of content
Không có tin nào tiếp theo